|
Tổng thống Putin thắng Tổng thống Obama về chiến lược Syria.
|
Tổng thống Putin phân biệt rõ bạn-thù ở Syria
Việc Tổng thống Putin hành động một cách mạnh mẽ và có mục đích ở Syria không phải vì ông táo bạo quyết tâm hơn so với Tổng thống Obama, mà là do ông có chiến lược rõ ràng hơn.
|
Tổng thống Putin hành động một cách mạnh mẽ và có mục đích ở Syria vì ông có chiến lược rõ ràng.
|
Báo The Washington Post nhận định rằng ông Putin có một đồng minh (chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Assad) và một kẻ thù (đối thủ của Assad). Vì vậy, ông hậu thuẫn đồng minh và chiến đấu chống kẻ thù, trong khi Mỹ và phương Tây hoàn toàn mất phương hướng.
Hiện không rõ người Mỹ đang chiến đấu vì ai trong cuộc chiến Syria. Washington đang chống lại chế độ Assad và nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS). Mỹ cũng chống lại tất cả các nhóm lớn tìm cách giành quyền kiểm soát Damascus, ngoại trừ một nhúm các chiến binh đối lập "ôn hòa" và người Kurd ở Syria. Điều này không có lợi cho sự gắn kết chiến lược.
The Washington Post viết: "Washington liên minh chặt chẽ với chính phủ ở Baghdad trong cuộc chiến chống lại các chiến binh Sunni ở Iraq. Nhưng người Mỹ lại sát cánh với các chiến binh Sunni dọc theo biên giới Syria, khi họ chiến đấu chống chế độ Assad”.
Mục tiêu cuối cùng của Washington là tạo ra một đội quân đối lập mới đánh chiếm lãnh thổ của chế độ Assad và để thành lập một chính phủ Syria mới thân Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ khó đạt được mục tiêu này sau các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan, Yemen và Libya.
Sau khi tất cả các những kinh nghiệm đau đớn nói trên, ý đồ thành lập một chính phủ thân Mỹ ở Damascus thuộc về tiểu thuyết viễn tưởng, chứ không thuộc về chính sách đối ngoại hiện nay. Washington chỉ có thể thành công trong cuộc chiến Syria, khi Mỹ liên minh được với một lực lượng địa phương sức chiến đấu và được xem là hợp pháp. Nếu không, mọi nỗ lực của Mỹ sẽ trở nên vô ích.
Chiến lược của Tổng thống Obama: "Làm càng ít càng tốt"
Cách đây hơn một năm, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ phát động một chiến lược mới nhằm làm tan rã và tiêu diệt nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.
Đó là một chiến lược bốn bước, trong đó bao gồm chiến dịch không kích có hệ thống, các biện pháp chống khủng bố và tăng cường hỗ trợ cho các lực lượng chống Nhà nước Hồi giáo trong khu vực.
|
Chiến lược Syria của Tổng thống Obama đã hoàn toàn thất bại vì bản thân nó thực sự “không phải là chiến lược". |
Tuy nhiên, theo cựu chuyên gia phân tích CIA Fred Fleitz, chiến lược Syria của Tổng thống Obama đã hoàn toàn thất bại vì bản thân nó thực sự “không phải là chiến lược".
Nói cách khác, Tổng thống Obama đã chọn cách “làm càng ít càng tốt” liên quan đến cuộc khủng hoảng này và để lại mớ hỗn độn ở Trung Đông cho tổng thống kế nhiệm giải quyết.
Thậm chí nếu Tổng thống Obama muốn thay đổi cách tiếp cận cũ, thì với sự can thiệp quân sự mới đây của Nga vào cuộc xung đột Syria, ông có ít cơ hội để sửa chữa sai lầm.
Nói chuyện với Sputnik trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, chuyên gia phân tích Fred Fleitz - phó chủ tịch cấp cao về chính sách của Trung tâm Chính sách An ninh – nói: "Trước hết tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của tình hình. Ông không bao giờ công nhận ISIL (Nhà nước Hồi giáo IS) là một mối đe dọa toàn cầu. Ông Obama không muốn đẩy nước Mỹ vào cuộc xung đột quân sự mới. Chính hạn chế này đã trói chân, trói tay ông”.
Theo ông Fleitz, hạn chế này đã ngăn chặn quân đội Mỹ có hành động cụ thể hơn chống Nhà nước Hồi giáo IS. Ông gọi chiến lược Syria-Iraq của chính quyền Obama là “phi chiến lược”.
Nói về cuộc chiến chống khủng bố của Nga ở Syria, cựu chuyên gia phân tích của CIA Fred Fleitz nói: "Tôi nghĩ rằng đó là một nhân tố thay đổi cuộc chơi, khi Nga lấp đầy khoảng trống được tạo ra bởi ‘phi chiến lược’ của Mỹ”.