Liên minh Á-Âu và nhiệm vụ đẩy lùi đồng dollar
Năm 2015 được dự báo là sẽ có một sự tương tác địa chiến lược phức tạp giữa các quốc gia Nga, Iran và Trung Quốc nhằm nỗ lực đẩy lùi sự thống trị của đồng dollar Mỹ trong dự trữ ngoại tệ, và trên hết là trong thanh toán cho dầu mỏ.
Với tất cả những thách thức to lớn mà Trung Quốc phải đối mặt, đất nước này vẫn thể hiện mình là một cường quốc thương mại, hoàn toàn có khả năng tự chủ và tự tin. Chủ tịch Tập Cận Bình và chính phủ của mình vẫn sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho công cuộc đô thị hóa và cuộc chiến chống tham nhũng, ngay cả với những quan chức nhiều quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh phát triển những “con đường tơ lụa” – cả trên cạn và trên biển – điều này sẽ củng cố quyền làm chủ chiến lược về buôn bán và thương mại của liên minh Á-Âu.
|
Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh đô thị hóa trong năm 2015. |
Giá dầu thế giới được dự báo là sẽ vẫn ở mức thấp, ngoài ra cũng có rất nhiều phỏng đoán rằng Iran và nhóm P5+1 sẽ đạt được một thỏa thuận hạt nhân vào mùa hè năm nay. Nếu các lệnh trừng phạt (thực chất là đòn chiến tranh kinh tế) chống lại Iran vẫn không được gỡ bỏ và tiếp tục gây tổn hại cho nền kinh tế nước này, phản ứng của Tehran sẽ rất dữ dội, và có thể khiến Iran tiến sát hơn đến châu Á, chứ không phải phương Tây.
Washington hiểu rõ rằng để đạt được một thỏa thuận toàn diện với Iran thì cần có sự trợ giúp của Nga. Và đó sẽ là chính sách ngoại giao thành công duy nhất của chính quyền ông Obama. Thế nhưng, không phải là trùng hợp khi cả Iran và Nga đều đang phải chịu những sự trừng phạt từ phương Tây. Bất chấp việc giá dầu thế giới sụt giảm được hinh thành như thế nào, đây vẫn là một đòn giáng trực tiếp vào Iran và Nga.
|
Cựu thủ tướng Iran thăm cơ sở sản xuất hạt nhân. |
Cuộc chiến phái sinh
Hãy nhìn vào tình hình hiện tại của Nga. Khoản nợ của chính phủ Nga chỉ chiếm 13.4% GDP nước này. Ngân sách thâm hụt chỉ 0.5% so với GDP. Nếu ta lấy GDP của Mỹ trong năm 2013 là 16.8 nghìn tỷ dollar thì lượng ngân sách thâm hụt của nước này là 4% so với GDP, trong khi con số này của Nga chỉ là 0.5%. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) vẫn được biết đến là thuộc quyền sở hữu của các ngân hàng tư nhân nội địa, mặc dù nó vẫn tự nhận là cơ quan nhà nước. Mỹ đã công khai khoản nợ tương đương với 74% GDP nước này trong năm tài khóa 2014, con số đó của Nga chỉ là 13.4%.
Sự tuyên chiến về kinh tế của Mỹ và EU đối với Nga – bằng cách tấn công vào đồng ruble và giá dầu thế giới – chủ yếu là một sự gây nhiễu phái sinh. Sự phái sinh – về lý thuyết – có thể được nhân rộng đến vô cùng. Những người kiểm soát phái sinh tấn công vào đồng ruble và giá dầu nhằm hủy họai nền kinh tế Nga. Vấn đề là, kinh tế Nga có tài chính vững chắc hơn so với Mỹ.
|
Do tác động của giá dầu và các lệnh trừng phạt, đồng ruble đang ngày càng mất giá, kéo theo nhiều hậu quả xấu cho kinh tế Nga |
Nếu xem động thái nhanh chóng này là một nước cờ chiếu tướng, thì chiến lược phòng bị của Nga cũng không hề kém cạnh. Trên mặt trận năng lượng chủ chốt, các vấn đề vẫn thuộc về phương Tây, chứ không phải Nga. Nếu EU không chấp nhận mua dầu khí từ Gazprom, nó sẽ tự sụp đổ.
Sai lầm chính của Moscow là đã để cho nền kinh tế trong nước được đầu tư bởi các khoản nợ dollar từ nước ngoài, đó là cái bẫy lớn có thể được phương Tây điều hành dễ dàng. Bước đi đầu tiên trong tình trạng này của Moscow nên là giám sát chặt chẽ các ngân hàng trong nước. Các doanh nghiệp Nga nên vay vốn từ nguồn nội địa và bán sản phẩm ra nước ngoài. Moscow cũng nên xem xét việc xây dựng một hệ thống kiểm soát tiền tệ để kéo tỉ lệ lãi suất xuống một cách nhanh chóng.
Và đừng quên rằng Nga luôn có thể ra lệnh tạm ngừng đối với các khoản nợ và lãi suất, có giá trị 600 tỉ dollar. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính toàn cầu. Đây sẽ là một thông điệp rõ ràng từ Nga buộc Mỹ và EU phải ngừng cuộc chiến kinh tế.
|
Kinh tế Nga vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu khí và nguyên liệu thô. |
Nga cũng không cần thiết phải nhập khẩu nguyên liệu thô và có thể dễ dàng sao chép gần như bất kì công nghệ từ nước ngoài nào nếu cần thiết. Trên hết, Nga có thể tạo ra đủ lượng ngoại tệ như dollar Mỹ hay Euro thông qua việc bán các nguyên liệu thô. Có thể nguồn thu từ việc bán năng lượng và các thiết bị quân sự của Nga sẽ bị suy giảm, tuy nhiên, chúng cũng vẫn sẽ đem lại số tiền không đổi là mấy khi qui đổi ra ruble, bởi đồng tiền của Nga đang bị trượt giá.
|
Một nhà máy sản xuất xe hơi của Huyndai đặt tại Vladivostok, Nga. |
Việc thay thế hàng hóa nhập khẩu với các sản phẩm được sản xuất trong nước là một nước đi hợp lí của Nga. Tất nhiên là sẽ cần đến một giai đoạn “điều chỉnh”, nhưng nó sẽ không kéo dài. Ví dụ như các nhà sản xuất xe hơi của Đức sẽ không thể bán xe của mình ở Nga nữa vì đồng ruble trượt giá, điều này đồng nghĩa rằng các nhà sản xuất này phải chuyển địa điểm các nhà máy của mình sang Nga, vì nếu không làm vậy, các nhà sản xuất từ châu Á như Hàn Quốc hay Trung Quốc sẽ khiến họ mất thị trường.