1. Cuộc xung đột vũ trang ở Biển Đông: Tình hình ở Biển Đông đã trở thành một điểm nóng trên thế giới từ lâu. Dạo gần đây, Trung Quốc không ngừng có những hành động quyết đoán như hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 trái phép cũng như khăng khăng không chịu tham gia vụ kiện tụng do Philllipines khởi xướng.
Với những diễn biến như vậy, các quan chức cũng như chuyên gia quốc tế nhận định rằng, các diễn biến ở vùng Biển Đông sẽ xấu đi trông thấy trong năm 2015. Họ thậm chí còn đề cập tới khả năng một cuộc xung đột vũ trang tại khu vực này. Trong ảnh, tàu Trung Quốc tấn công phun vòi rồng vào tàu kiểm ngư của Việt Nam. 2. Cuộc khủng hoảng ở Triều Tiên: Các cuộc thanh trừng những quan chức cấp cao do lãnh đạo Kim Jong-un chỉ thị đã làm dấy lên lo ngại về một sự bất ổn tiềm tàng và không ngừng tăng lên ở quốc gia nằm trên vùng bán đảo Triều Tiên này. Thêm vào đó, nhiều chuyên gia nghi ngờ, Bình Nhưỡng dạo gần đây còn tiếp tục phát triển cho tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân, dấy lên các căng thẳng trong khu vực. Phía Mỹ nhận định, Triều Tiên hiện sở hữu đủ lượng plutinim để sản xuất 5 vũ khí hạt nhân. Chưa kể, giới phân tích chính trị còn dự đoán, Chủ tịch Kim Jong-un (ảnh trên) sẽ “lột xác” sau khi kết thúc thời hạn để tang cha 3 năm. 3. Cuộc xung đột Trung Quốc-Nhật Bản ở Biển Đông: Trung Quốc và Mỹ hiện vẫn trong cuộc tranh chấp chủ quyền vùng biển Senkaku/Điếu Ngư, một vấn đề nhạy cảm làm ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ vốn đã không mấy mặn mà của hai cường quốc này. Và leo thang quân sự giữa hai quốc gia này có khả năng còn kéo cả Mỹ vào cuộc. Đáng lưu ý, nội các Nhật Bản đã thông qua nghị quyết dỡ bỏ lệnh cấm thực thi quyền tự vệ. Qua đó, nghị quyết cho phép lực lượng vũ trang Nhật mở rộng thêm các hoạt động. Đây là động thái gây nhiều tranh cãi trong và ngoài nước Nhật. 4. Xung đột Ấn Độ và Pakistan: Kể từ khi tuyên bố giành độc lập, Ấn Độ và Pakistan đã nổ ra 3 cuộc chiến tranh. Đặc biệt, 2 trong 3 cuộc chiến đó lại là sự tranh giành chủ quyền của chính phủ hai nước đối với khu vực tranh chấp Kashmir. Mặc dù hai nước đã áp dụng lệnh ngừng bắn ở Kashmir từ hồi năm 2003. Tuy nhiên, các vụ đấu pháo hồi tháng 10/2014 vừa qua một lần nữa làm dấy lên những căng thẳng trong khu vực. Chưa kể, cả Ấn Độ và Pakistan cũng đang không ngừng đầu tư vào kỹ thuật hạt nhân và phát triển các tên lửa tầm xa mới. 5. Cuộc đụng độ giữa Trung Quốc-Ấn Độ: Hai quốc gia này đang lâm vào cuộc tranh chấp vùng biên giới gần Kashmir và nam Tây Tạng. Còn nhớ, cuộc tranh chấp biên giới đã dẫn hai nước sa chân vào cuộc chiến hồi năm 1962. Kể từ đó, Ấn Độ thường cáo buộc các binh lính Trung Quốc hay lấn dần tới vùng lãnh thổ tranh chấp. 6. Bất ổn sắc tộc ở Trung Quốc: Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ vốn vẫn là nguồn cơn của các bất ổn tiềm tàng ở Trung Quốc. Tộc người Duy Ngô Nhĩ, một nhóm Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, luôn cáo buộc chính quyền trung ương Trung Quốc đối xử với họ khá phân biệt. Với lý lẽ này, họ đã tổ chức các cuộc biểu tình công khai và thậm chí còn tiến hành các cuộc tấn công khủng bố trên khắp nước với mục tiêu đòi quyền tự trị lớn hơn. Trong ảnh, nhóm vũ trang bán quân đội đang đi tuần tra dọc các con phố thủ phủ Urumqi, Tân Cương.
1. Cuộc xung đột vũ trang ở Biển Đông: Tình hình ở Biển Đông đã trở thành một điểm nóng trên thế giới từ lâu. Dạo gần đây, Trung Quốc không ngừng có những hành động quyết đoán như hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 trái phép cũng như khăng khăng không chịu tham gia vụ kiện tụng do Philllipines khởi xướng.
Với những diễn biến như vậy, các quan chức cũng như chuyên gia quốc tế nhận định rằng, các diễn biến ở vùng Biển Đông sẽ xấu đi trông thấy trong năm 2015. Họ thậm chí còn đề cập tới khả năng một cuộc xung đột vũ trang tại khu vực này. Trong ảnh, tàu Trung Quốc tấn công phun vòi rồng vào tàu kiểm ngư của Việt Nam.
2. Cuộc khủng hoảng ở Triều Tiên: Các cuộc thanh trừng những quan chức cấp cao do lãnh đạo Kim Jong-un chỉ thị đã làm dấy lên lo ngại về một sự bất ổn tiềm tàng và không ngừng tăng lên ở quốc gia nằm trên vùng bán đảo Triều Tiên này.
Thêm vào đó, nhiều chuyên gia nghi ngờ, Bình Nhưỡng dạo gần đây còn tiếp tục phát triển cho tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân, dấy lên các căng thẳng trong khu vực. Phía Mỹ nhận định, Triều Tiên hiện sở hữu đủ lượng plutinim để sản xuất 5 vũ khí hạt nhân. Chưa kể, giới phân tích chính trị còn dự đoán, Chủ tịch Kim Jong-un (ảnh trên) sẽ “lột xác” sau khi kết thúc thời hạn để tang cha 3 năm.
3. Cuộc xung đột Trung Quốc-Nhật Bản ở Biển Đông: Trung Quốc và Mỹ hiện vẫn trong cuộc tranh chấp chủ quyền vùng biển Senkaku/Điếu Ngư, một vấn đề nhạy cảm làm ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ vốn đã không mấy mặn mà của hai cường quốc này.
Và leo thang quân sự giữa hai quốc gia này có khả năng còn kéo cả Mỹ vào cuộc. Đáng lưu ý, nội các Nhật Bản đã thông qua nghị quyết dỡ bỏ lệnh cấm thực thi quyền tự vệ. Qua đó, nghị quyết cho phép lực lượng vũ trang Nhật mở rộng thêm các hoạt động. Đây là động thái gây nhiều tranh cãi trong và ngoài nước Nhật.
4. Xung đột Ấn Độ và Pakistan: Kể từ khi tuyên bố giành độc lập, Ấn Độ và Pakistan đã nổ ra 3 cuộc chiến tranh. Đặc biệt, 2 trong 3 cuộc chiến đó lại là sự tranh giành chủ quyền của chính phủ hai nước đối với khu vực tranh chấp Kashmir.
Mặc dù hai nước đã áp dụng lệnh ngừng bắn ở Kashmir từ hồi năm 2003. Tuy nhiên, các vụ đấu pháo hồi tháng 10/2014 vừa qua một lần nữa làm dấy lên những căng thẳng trong khu vực. Chưa kể, cả Ấn Độ và Pakistan cũng đang không ngừng đầu tư vào kỹ thuật hạt nhân và phát triển các tên lửa tầm xa mới.
5. Cuộc đụng độ giữa Trung Quốc-Ấn Độ: Hai quốc gia này đang lâm vào cuộc tranh chấp vùng biên giới gần Kashmir và nam Tây Tạng. Còn nhớ, cuộc tranh chấp biên giới đã dẫn hai nước sa chân vào cuộc chiến hồi năm 1962. Kể từ đó, Ấn Độ thường cáo buộc các binh lính Trung Quốc hay lấn dần tới vùng lãnh thổ tranh chấp.
6. Bất ổn sắc tộc ở Trung Quốc: Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ vốn vẫn là nguồn cơn của các bất ổn tiềm tàng ở Trung Quốc. Tộc người Duy Ngô Nhĩ, một nhóm Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, luôn cáo buộc chính quyền trung ương Trung Quốc đối xử với họ khá phân biệt.
Với lý lẽ này, họ đã tổ chức các cuộc biểu tình công khai và thậm chí còn tiến hành các cuộc tấn công khủng bố trên khắp nước với mục tiêu đòi quyền tự trị lớn hơn. Trong ảnh, nhóm vũ trang bán quân đội đang đi tuần tra dọc các con phố thủ phủ Urumqi, Tân Cương.