“Liên minh châu Âu đã có một khởi đầu tệ hại trong năm 2015 – lại tiếp tục có các tin đồn rộ lên liên quan đến việc Hy Lạp đang chuẩn bị rời bỏ khu vực đồng tiền chung Euro, đồn Euro đang tiếp tục mất giá; các bài phát biểu của quan chức và các chính trị gia liên quan đến các biện pháp trừng phạt chống Nga vẫn hoàn toàn không rõ ràng, các cuộc biểu tình ở Dresden chống Hồi giáo tiếp tục mãnh mẽ trong khi nước Pháp lại bị rung chuyển bởi các làn sóng khủng bố’, tác giả Denis Antonovich viết trong bài phân tích của mình.
Các sự kiên được ông Antonovich miêu tả đã tóm tắt sự phát triển các sự việc sẽ dẫn đến những thách thức đáng kể đối với Liên minh châu Âu trong năm nay.
|
Cờ Liên minh châu Âu và Quốc kỳ Đức
|
Thách thức đầu tiên –Chính sách liên quan đến chủ quyền
Năm nay sẽ là một năm quan trọng đối với EU- các nhà lập pháp của khối EU hoặc là sẽ đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của khối EU hoặc là sẽ chấp nhận đầu hàng sự thống trị của Mỹ, do đó về cơ bản sẽ từ bỏ chủ quyền và có khả năng sẽ phải chịu thiệt hại kinh tế và mất rất nhiều uy tín. Việc áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga của khu vực Liên minh Châu Âu dưới áp lực của Mỹ là một bằng chứng rõ ràng rằng khối EU thiếu độc lập và chủ quyền của mình – đặc biệt là sau những phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ, Joe Biden. Sự thiếu chủ quyền của khối EU được sẽ dẫn tới sự tan rã của khu vực này, lưu ý rằng việc bảo tồn mức tiêu thụ cao của tổ chức và duy trì hình ảnh của mình với toàn thế giới chỉ có thể thành hiện thực với một chủ quyền rõ ràng.
Thách thức thứ hai – Nền kinh tế.
Nền kinh tế của khu vực Liên minh châu Âu đã và đang trải qua một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống từ năm 2008 với việc các nước như Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Tây Ban Nha bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các khoản nợ quốc gia khổng lồ, xu hướng giảm công nghiệp hóa, ngân sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm các chương trình xã hội, tỉ lệ thất nghiệp – những điều này đã trở thành các diễn biến chính trong các cuộc nói chuyện về nền kinh tế của khối EU. Mặc dù theo học thuyết tự do châu Âu, nền kinh tế vẫn tiếp tục “nổi,” thì các chính sách của khối EU không có khả năng để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng và cấp bách. Thực ra, không có một công cụ hữu hiệu nào có thể được đưa ra bây giờ nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế mang tính hệ thống mà không thể không gây bất mãn xã hội. Sự trì trệ trong nền kinh tế của EU sẽ tiếp tục trong năm nay, và được thúc đẩy bằng việc thu hẹp thị trường nhập khẩu của Nga.
Quay trở lại với vấn đề chủ quyền và các biện pháp trừng phạt, chúng ta cần lưu ý rằng các tổn thất của EU từ việc
áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế là một trò chơi không có ích gì cho Mỹ. Tuy nhiên, những tổn thất đó mang lại cho Mỹ cơ hội để áp đặt ký kết một hiệp ước thương mại tự do với khối EU.
Một hiệp ước như vậy có thể dẫn đến việc cạnh tranh với khối EU, đặc biệt là các nhà sản xuất kỹ thuật và nông nghiệp châu Âu, điều mà sẽ làm tổn hại đến lợi ích của EU. Những lợi ích thực sự mà EU có được trong khu thương mại tự do là từ khu vực Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương. Con đường cuối cùng mà Liên minh châu Âu chọn sẽ tiết lộ ý định của họ trong việc duy trì chủ quyền đầy đủ của mình.
Thách thức thứ 3 – An ninh.
Các cuộc tấn công khủng bố ở Pháp cho thấy rằng chủ nghĩa Hồi giáo đang bắt đầu lớn dần ở châu Âu. Các chính sách của EU nuôi dưỡng chủ nghĩ tự do hóa và đa văn hóa đã thất bại. Liên minh châu Âu cần khẩn trương xem xét lại chính sách nhập cư của mình và đẩy mạnh các hoạt động đặc biệt. Nếu không thì những người ủng hộ cực đoan sẽ không bị ngăn cản một cách hiệu quả. Cần nhớ rằng hàng nghìn công dân EU hiện đang chiến đấu ở Iraq và Syria, với những nhóm người liên kết với ISIS, Jabhat al-Nursa và những nhóm khác, và những người dân đó chắc chắn sẽ quay lại và áp đặt tư tưởng cực đoan lên châu Âu. Đây sẽ là một năm thử thách dành cho khối EU – một năm tốt đẹp hoặc đổ vỡ. An ninh toàn cầu và cân bằng quyền lực trên bàn cờ thế giới, cuối cùng sẽ phụ thuộc vào quyết định của các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu.