10. Ả Rập Saudi.
Mặc dù chỉ mới gần đây phụ nữ giành được quyền bỏ phiếu nhưng hệ thống giáo dục của Ả Rập Saudi đã có những tiến bộ trong việc đào tạo nữ giới. 1 trong số đó là việc rất nhiều trường đại học nữ giới được thành lập. Đây có thể coi là 1 bước đi thành công khi phụ nữ chiếm gần 60% tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp. Mặt khác, dù số lượng lớn nữ giới nhập học đại học rất lớn nhưng quyền lợi của họ vẫn bị hạn chế ví dụ như lái xe và chỉ là lực lượng lao động thiểu số.
9. Argentina
Argentina có tỷ lệ nữ giới học đại học cao hơn nam giới trong suốt 15 năm qua. Từ những năm 1990, phần trăm phụ nữ học và tốt nghiệp đại học đã đạt trên 50%. Dù vậy, phụ nữ không chỉ chiếm thiểu số trong lực lượng lao động mà họ còn bị đánh giá thấp trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kiến trúc và toán học (STEM). Tuy nhiên, điều này lại phù hợp với xu hướng toàn cầu khi nữ giới đóng góp vào thị trường nhân lực, khoa học xã hội và tài chính, trong khi nam giới thống trị lĩnh vực STEM.
8. Hoa Kỳ
Nữ giới chiếm trên 57% số lượng sinh viên theo học tại các trường đại học. Theo Bộ giáo dục Hoa Kỳ, từ năm 2010, nữ giới đã vượt qua nam giới trong cuộc đua vào các tổ chức giáo dục ở tất cả các cấp độ. Khoảng cách giới tính trong lĩnh vực STEM đang dần được thu hẹp tại Mỹ. Tuy nhiên, mức lương và chế độ tuyển dụng thì còn tệ hơn hầu hết các nước phát triển.
7. Brazil
Brazil đã rất nỗ lực không chỉ trong việc phổ cập đại học mà còn thu hẹp khoảng cách giới tính ở cấp độ đại học. Trong năm 2009, trên 60% sinh viên tốt nghiệp đại học và sau đại học ở Brazil là phụ nữ. Tuy nhiên, nữ giới chỉ chiếm 20% lực lượng lao động sở hữu bằng đại học và tiền lương ít hơn nam giới tới 30% cho cùng 1 công việc.
6. Tây Ban Nha
Chính phủ Tây Ban Nha khá chú trọng vào giáo dục. Trong những năm đầu của cuộc suy thoái toàn cầu, Tây Ban Nha không hề cắt giảm ngân sách chi cho giáo dục. Với hơn 60% nữ giới tốt nghiệp đại học và sau đại học, đóng góp đáng kể vào số lượng và chất lượng trong lực lượng lao động. Tuy nhiên điều đáng nói là phụ nữ Tây Ban Nha chỉ kiếm được 89% tiền lương so với nam giới.
5. Estonia
Trong khi hầu hết mọi người chưa nghe tới Estonia, một nước bắc Âu thì họ có lẽ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng đây là nước mà phần trăm nữ giới có bằng cấp cao đứng đầu trong số 34 nước thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Với 204 nữ / 100 nam, phụ nữ ở Estonia có xu hướng học các bằng cấp cao nhiều nam giới. Họ vượt trội ở tất cả các cấp độ nhưng số lượng nam giới trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học chính xác lại chiếm ưu thế.
4. Chile
Từ năm 2009, phụ nữ chiếm đa số sinh viên tốt nghiệp từ các tổ chức giáo giục cấp cao ở Chile. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân sự nữ chỉ xấp xỉ trên 40%. Trong khi sự khác biệt giới tính trong các bậc học sau phổ thông trung học đã giảm qua các thế hệ nhưng suy nghĩ truyền thống vẫn cho rằng phụ nữ nên ở nhà. Mỗi phụ nữ sở hữu bằng cấp cao thường phải lựa chọn giữa việc đi làm hay ở nhà chăm sóc gia đình.
3. Iran
Trong khi Iran có tỷ lệ nữ/nam học đại học, cao đẳng nằm trong top cao nhất thế giới thì quy định gần đây rằng 77 lĩnh vực nghiên cứu (chủ yếu là các lĩnh vực STEM) chỉ tuyển nam giới sẽ gia tăng khoảng cách giới tính trong tương lai. Vì vậy, bất chấp việc có bằng cấp cao, chỉ 1/4 nữ giới tốt nghiệp gia nhập lực lượng lao động do các hạn chế về truyền thống và tôn giáo. Những rào cản văn hoá sẽ tác động tới sự đóng góp của lực lượng lao động nữ và ngăn cản sự phát triển của đất nước.
2. Canada
Hệ thống giáo dục Canada đã được cải tổ lại để phù hợp hơn với nữ giới và giảm khoảng cách giới tính đã tồn tại. Vào những năm 1990, sự mất cân bằng giới tính đã xem nhẹ vai trò của phụ nữ. Ngày nay, trên 51% dân số Canada học đại học hoặc cao đẳng và trong số đó có tới hơn 62% nữ giới tốt nghiệp đại học. Gần 2/3 sinh viên tốt nghiệp trường Y là nữ. Canada là một trong những nước có lực lượng lao động nữ cao nhất thế giới chiếm 70%.
1. Phần Lan
Không chỉ có tới 80% phụ nữ học tập các bậc học sau khi tốt nghiệp phổ thông, nữ giới nước này còn có tỷ lệ tốt nghiệp chiếm trên 60%. Hệ thống giáo dục Phần Lan cũng tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ trong lĩnh vực STEM. Điều này giúp Phần Lan trở thành nước đi đầu trong việc cung cấp lực lượng lao động cho Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế với tỷ lệ 66%.
10. Ả Rập Saudi.
Mặc dù chỉ mới gần đây phụ nữ giành được quyền bỏ phiếu nhưng hệ thống giáo dục của Ả Rập Saudi đã có những tiến bộ trong việc đào tạo nữ giới. 1 trong số đó là việc rất nhiều trường đại học nữ giới được thành lập. Đây có thể coi là 1 bước đi thành công khi phụ nữ chiếm gần 60% tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp. Mặt khác, dù số lượng lớn nữ giới nhập học đại học rất lớn nhưng quyền lợi của họ vẫn bị hạn chế ví dụ như lái xe và chỉ là lực lượng lao động thiểu số.
9. Argentina
Argentina có tỷ lệ nữ giới học đại học cao hơn nam giới trong suốt 15 năm qua. Từ những năm 1990, phần trăm phụ nữ học và tốt nghiệp đại học đã đạt trên 50%. Dù vậy, phụ nữ không chỉ chiếm thiểu số trong lực lượng lao động mà họ còn bị đánh giá thấp trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kiến trúc và toán học (STEM). Tuy nhiên, điều này lại phù hợp với xu hướng toàn cầu khi nữ giới đóng góp vào thị trường nhân lực, khoa học xã hội và tài chính, trong khi nam giới thống trị lĩnh vực STEM.
8. Hoa Kỳ
Nữ giới chiếm trên 57% số lượng sinh viên theo học tại các trường đại học. Theo Bộ giáo dục Hoa Kỳ, từ năm 2010, nữ giới đã vượt qua nam giới trong cuộc đua vào các tổ chức giáo dục ở tất cả các cấp độ. Khoảng cách giới tính trong lĩnh vực STEM đang dần được thu hẹp tại Mỹ. Tuy nhiên, mức lương và chế độ tuyển dụng thì còn tệ hơn hầu hết các nước phát triển.
7. Brazil
Brazil đã rất nỗ lực không chỉ trong việc phổ cập đại học mà còn thu hẹp khoảng cách giới tính ở cấp độ đại học. Trong năm 2009, trên 60% sinh viên tốt nghiệp đại học và sau đại học ở Brazil là phụ nữ. Tuy nhiên, nữ giới chỉ chiếm 20% lực lượng lao động sở hữu bằng đại học và tiền lương ít hơn nam giới tới 30% cho cùng 1 công việc.
6. Tây Ban Nha
Chính phủ Tây Ban Nha khá chú trọng vào giáo dục. Trong những năm đầu của cuộc suy thoái toàn cầu, Tây Ban Nha không hề cắt giảm ngân sách chi cho giáo dục. Với hơn 60% nữ giới tốt nghiệp đại học và sau đại học, đóng góp đáng kể vào số lượng và chất lượng trong lực lượng lao động. Tuy nhiên điều đáng nói là phụ nữ Tây Ban Nha chỉ kiếm được 89% tiền lương so với nam giới.
5. Estonia
Trong khi hầu hết mọi người chưa nghe tới Estonia, một nước bắc Âu thì họ có lẽ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng đây là nước mà phần trăm nữ giới có bằng cấp cao đứng đầu trong số 34 nước thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Với 204 nữ / 100 nam, phụ nữ ở Estonia có xu hướng học các bằng cấp cao nhiều nam giới. Họ vượt trội ở tất cả các cấp độ nhưng số lượng nam giới trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học chính xác lại chiếm ưu thế.
4. Chile
Từ năm 2009, phụ nữ chiếm đa số sinh viên tốt nghiệp từ các tổ chức giáo giục cấp cao ở Chile. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân sự nữ chỉ xấp xỉ trên 40%. Trong khi sự khác biệt giới tính trong các bậc học sau phổ thông trung học đã giảm qua các thế hệ nhưng suy nghĩ truyền thống vẫn cho rằng phụ nữ nên ở nhà. Mỗi phụ nữ sở hữu bằng cấp cao thường phải lựa chọn giữa việc đi làm hay ở nhà chăm sóc gia đình.
3. Iran
Trong khi Iran có tỷ lệ nữ/nam học đại học, cao đẳng nằm trong top cao nhất thế giới thì quy định gần đây rằng 77 lĩnh vực nghiên cứu (chủ yếu là các lĩnh vực STEM) chỉ tuyển nam giới sẽ gia tăng khoảng cách giới tính trong tương lai. Vì vậy, bất chấp việc có bằng cấp cao, chỉ 1/4 nữ giới tốt nghiệp gia nhập lực lượng lao động do các hạn chế về truyền thống và tôn giáo. Những rào cản văn hoá sẽ tác động tới sự đóng góp của lực lượng lao động nữ và ngăn cản sự phát triển của đất nước.
2. Canada
Hệ thống giáo dục Canada đã được cải tổ lại để phù hợp hơn với nữ giới và giảm khoảng cách giới tính đã tồn tại. Vào những năm 1990, sự mất cân bằng giới tính đã xem nhẹ vai trò của phụ nữ. Ngày nay, trên 51% dân số Canada học đại học hoặc cao đẳng và trong số đó có tới hơn 62% nữ giới tốt nghiệp đại học. Gần 2/3 sinh viên tốt nghiệp trường Y là nữ. Canada là một trong những nước có lực lượng lao động nữ cao nhất thế giới chiếm 70%.
1. Phần Lan
Không chỉ có tới 80% phụ nữ học tập các bậc học sau khi tốt nghiệp phổ thông, nữ giới nước này còn có tỷ lệ tốt nghiệp chiếm trên 60%. Hệ thống giáo dục Phần Lan cũng tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ trong lĩnh vực STEM. Điều này giúp Phần Lan trở thành nước đi đầu trong việc cung cấp lực lượng lao động cho Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế với tỷ lệ 66%.