Cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản là một nguy tiềm tàng, nhất là sau khi Bắc Kinh tuyên bố
Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ). Như một hệ quả tất yếu, nếu hai nước xảy ra xung đột, các cường quốc khác sẽ không thể đứng ngoài cuộc.
|
Ranh giới Khu vực Nhận dạng Phòng không
|
Mặc dù Trung Quốc đang theo đuổi khát vọng hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng không quân và hải quân, song xét về mặt tổng thể, họ vẫn sẽ lép vế so với lực lượng hiện đại và thiện chiến của quân đội Nhật. Đó sẽ là một bất lợi trước mắt của Trung Quốc trong cuộc xung đột vũ trang này.
Tuy nhiên, việc xây dựng thế cân bằng giữa hai bên không phải là vấn đề thực sự đáng bàn ở đây. Câu hỏi khẩn thiết là: cuộc khủng hoảng như vậy sẽ được kiểm soát và ngăn chặn ra sao.
Trước đó, hồi đầu tháng này, một cuộc tập trận giả đã diễn ra ở Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Mỹ, trong đó có một kịch bản giả định về cuộc tấn công liên quan tới Trung Quốc và Nhật Bản. Cuộc tập này tập trung vào cách quân Mỹ phản ứng ra sao trước tình huống đó.
Theo như diễn biến của cuộc tập trận, khi hai nước Trung, Nhật trở nên căng thẳng, Mỹ không gửi quân tới để viện trợ cho người đồng minh lâu năm vì lo sợ việc này khiến thế trận tồi tệ hơn. Tiếp sau đó, quân đội Trung Quốc lại tăng cường gây hấn, buộc Mỹ điều 2 nhóm tàu sân bay đến vùng biển Hoa Đông.
|
Căng thẳng Trung-Nhật chỉ là một phần trong chuỗi mâu thuẫn của khu vực
|
Trong cuộc tập giả định này, Mỹ đã dùng con át chủ bài của mình là lực lượng hải quân để gây sức ép lên hai nước tham chiến, khiến cuộc xung đột lắng xuống.
Tuy nhiên, chuyên gia chiến lược Mỹ Robert Haddick lại cho rằng, các giả định này đã trở nên lỗi thời khi cuộc xung đột thật diễn ra. Ông lưu ý rằng, trong quá khứ, việc Mỹ điều đi một nhóm tác chiến tàu sân bay được coi là át chủ bài trong mọi cuộc chiến.
Trước đây, dưới sức ép quân sự của hải quân Mỹ, không ít quốc gia trên thế giới phải kiêng dè. Song, giờ đây, thông qua chiến lược chống tiếp cận, Trung Quốc đã tìm ra “thuốc giải”. Bằng hệ thống tên lửa chống tàu tầm xa, chính quyền Bắc Kinh đã vô hiệu hóa sức mạnh của Mỹ. Vì thế, dù Mỹ có gửi một hay hai nhóm tàu tác chiến tới, cuộc xung đột cũng chẳng hề dịu xuống.