Libya: Tổng hành dinh tương lai của Nhà nước Hồi giáo?

Google News

(Kiến Thức) - Do Iraq và Syria không còn là nơi an toàn như trước, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đang tìm cách chuyển tổng hành dinh sang Libya.  

Trên đài Europe 1, Thủ tướng Pháp Manuel Valls tuyên bố rằng  Lybia sẽ là một vấn đề lớn trong những tháng  tới, khi IS chuẩn bị tăng cường binh lực ở nước này.
Libya: Tong hanh dinh tuong lai cua Nha nuoc Hoi giao?
Phiến quân IS diễu binh ở thành phố Sirte, Libya. 
Báo Pháp La Croix phỏng vấn nhà sử học Alaya Allani của Đại học La Manouba ở  Tunis về những mối đe dọa của Nhà nước Hồi giáo (Daesh – theo cách gọi khinh bỉ của Pháp, Nga và một số nước Ả-rập) ở Libya.
Theo nhà sử học Allani, có nhiều lý do giải thích cho việc IS chuyển quân sang Libya. Trước hết, vùng Cận Đông không còn an toàn nữa. Trong khi đó, tại Libya, quân thánh chiến Daesh đã kiểm soát toàn bộ vùng Syrte và một phần vùng Derna, miền đông Libya. Mặt khác, đây cũng là vùng giàu dầu khí nhất của Libya. Và nhất là vùng sa mạc bao la không thể kiểm soát dễ dàng các đường biên giới.
Từ trung tuần tháng 11/2015, thủ lĩnh cái gọi là Nhà nước Hồi giáo Al Baghdadi đã âm thầm cử người đến Libya, bề ngoài là để yêu cầu viện binh và vũ khí cho Syria, nhưng trên thực tế là đang chuẩn bị địa bàn để di dời một phần tổng hành dinh về nước này.
Libya: Tong hanh dinh tuong lai cua Nha nuoc Hoi giao?-Hinh-2
Đội quân chủ đạo của IS ở Libya ước tính có khoảng từ 3.000-5.000 quân, và sẽ còn tăng lên nữa trong tương lai. 
Sở dĩ Daesh có thể tăng cường sự hiện diện tại Libya là nhờ vào việc tuyển mộ binh sĩ Bắc Phi cũng như nhiều nước khác. Chắc chắn là quân Daesh đang di chuyển đến Libya. Như vậy, đội quân chủ đạo của Daesh tại đây, ước tính có khoảng từ 3.000-5.000 quân, sẽ còn tăng lên nữa trong tương lai.
Không chỉ thế, Daesh còn thực hiện chính sách cài cắm người vào các bộ tộc. Mục đích gieo rắc bất hòa ngay trong lòng các bộ tộc và liên kết với các đội quân tự phát, thuyết phục họ không  chống lại Daesh. Đương nhiên, Daesh cũng sẽ áp dụng các phương pháp bạo tàn và thị uy để gây sợ hãi cho người dân và các nhóm phản kháng.
Theo nhà sử học kiêm chuyên gia về khủng bố Alaya Allani, chính việc Liên Hợp Quốc không có được một giải pháp chính trị nào cho Libya đã tạo đà phát triển cho Daesh. Vai trò trung gian hòa giải của Liên Hợp Quốc bị thất bại là do tổ chức thế giới này phạm nhiều sai lầm. Liên Hợp Quốc đã đánh giá thấp các lực lượng tại chỗ và gạt ra bên lề các đội quân tự phát trong các cuộc thương lượng về tương lai của Libya.
Một điều chắc chắn là không những Daesh sẽ không buông Libya, mà còn tập trung hết nỗ lực thâu tóm nhờ sự đồng lõa của Boko Haram (nhóm khủng bố thánh chiến gốc Nigeria) và một số nhóm chính trị hồi giáo cực đoan khác. Chính những nhóm này đã tìm mọi cách phá hủy mọi sự đồng thuận để đưa ra một thỏa hiệp cho tương lai chính trị của Libya.
Minh Châu (TH)

Bình luận(0)