Đây là nỗ lực mới nhất của phiến quân IS, trong mưu đồ mở rộng hoạt động sang Bắc Phi.
|
Thành phố Sirte, quê hương của nhà độc tài Gaddafi, đã bị máy bay NATO không kích tan hoang.
|
Trong bốn tháng qua, các chiến binh Hồi giáo Nhà nước đã tiến đánh
thành phố Sirte để làm căn cứ mở rộng hoạt động ở Bắc Phi.
Đất nước Libya hiện đang rơi vào tình trạng hỗn loạn vô luật pháp. Vụ lật tàu ngoài khơi bờ biển Tripoli tháng trước khiến 900 người chết và cho thấy cuộc khủng hoảng lớn hơn, khi chục nghìn người tị nạn Châu Phi cố vượt Địa Trung Hải sang Châu Âu. Ở Libya hiện có hai “chính phủ” đấu đá lẫn nhau.
Tất cả sự hỗn loạn là hậu quả của chiến dịch không kích do NATO cầm đầu, dẫn đến cái chết của nhà độc tài Muammar Gaddafi.
Sau sự sụp đổ của chế độ Saddam Hussein ở và nội chiến Syria, phiến quân IS đã thành công trong việc xâm nhập Libya. Vượt qua các vị trí kiên cố ở Sirte, Benghazi và Derna, phiến quân IS đã ráo riết hoạt động ở vùng đệm nằm giữa hai “chính phủ” ở Libya.
Sau khi giành quyền kiểm soát thành phố Sirte, phiến quân IS đã từng bước đẩy lùi lực lượng chính phủ có trụ sở tại thành phố Misrata.
Cư dân thành phố Sirte hiện đang lâm vào tình cảnh khố cùng. Lưới điện Sirte bị cắt thường xuyên và không được cung cấp nước từ nhà máy nước ở ngoại ô thành phố.
Đáng nói là để đánh chiếm toàn bộ thành phố Sirte, phiến quân IS chỉ sử dụng chưa đầy 100 phần tử thánh chiến. Một phần của sức mạnh của phiến quân IS xuất phát từ những người trung thành với chế độ Gaddafi bất mãn với cả hai “chính phủ” hiện hành ở Libya.
Thông qua việc đánh chiếm những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq, phiến quân IS đã có trong tay nhiều thiết bị quân sự hạng nặng mà Mỹ cung cấp cho chính phủ ở Baghdad.
Sau khi chiếm được thủ phủ Ramadi của tỉnh Anbar, phiến quân IS đã sở hữu một kho vũ khí đủ cung cấp cho cả một đạo quân.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren, ước tính rằng "một nửa tá xe tăng và trọng pháo, một số lượng lớn xe bọc thép và khoảng 100 xe quân sự Mỹ như Humvees" đã bị quân đội Iraq bỏ lại Ramadi.
Sau khi chiếm được thành phố cổ Palmyra hôm 20/5, phiến quân IS đã kiểm soát hơn 50% lãnh thổ Syria và một kho vũ khí khổng lồ nữa. Với sự hiện diện ngày càng tăng của phiến quân IS ở Yemen - nơi có kho dự trữ vũ khí Mỹ khổng lồ nữa, cộng đồng thế giới có thể phải suy nghĩ lại chiến lược đối phó với các mối đe dọa khủng bố.
Tiến sĩ Omar Imady của Đại học St. Andrews nói với Đài Sputnik: "Điều này cần phải có một nỗ lực quốc tế thực sự. Tôi nghĩ rằng một mình nước Mỹ không thể làm điều này (chống phiến quân IS)”.