Franklin D. Roosevelt là người đầu tiên, cũng là người cuối cùng giành chiến thắng nhiều hơn 2 cuộc bầu cử tổng thống Mỹ liên tiếp và là Tổng thống nắm quyền lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ (1933-1945). Nhiệm kỳ thứ 4 ngắn ngủi chỉ vài tháng của ông là vì lý do sức khỏe. Cũng chính yếu tố này đã thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án 22, theo đó các tổng thống chỉ được cầm quyền 2 nhiệm kỳ.
Khi Franklin D. Roosevelt đắc cử nhiệm kỳ thứ 3, nước Mỹ vẫn đang chìm trong cuộc Đại suy thoái và Thế chiến 2 chỉ vừa mới mắt đầu. Trước ông, từng có nhiều tổng thống tìm cách tái đắc cử nhiệm kỳ 3, nhưng sự bất ổn của thời đểm cho phép Franklin D. Roosevelt làm nên sự khác biệt.
|
Franklin D. Roosevelt. Ảnh: History. |
Nhiều tổng thống tìm cách tranh cử nhiệm kỳ 3 nhưng đều thất bại
Theo Trung tâm Hiến pháp quốc gia, phần lớn các nhà soạn thảo hiến pháp đều phản đối việc hạn chế nhiệm kỳ, dù các tu chính án về vấn đề này đã được đề xuất khoảng 200 lần từ năm 1796 đến năm 1940 mà chưa lần nào được thông qua.
Hầu hết các tổng thống phục vụ 2 nhiệm kỳ liên tiếp sau tiền lệ của George Washington đều không tranh cử nhiệm kỳ thứ 3. Dù vậy, vẫn có 1 số trường hợp đã từng thử làm điều đó.
Năm 1880, Tổng thống Ulysses S. Grant muốn tìm cách tranh cử nhiệm kỳ thứ 3, nhưng cuối cùng suất đề cử chính thức của đảng Cộng hòa lại rơi vào tay James Garfield.
Theodore Roosevelt cũng thất bại trước Howard Taft khi tìm kiếm nhiệm kỳ thứ 3 (không liên tiếp) năm 1912. Woodrow Wilson cũng tương tự khi không được đảng Dân chủ đề cử năm 1920.
Hary Truman, người kế nhiệm Franklin D. Roosevelt sau khi ông qua đời, là Tổng thống đương nhiệm khi Tu chính án 22 được thông qua, vì thế ông trở thành một ngoại lệ. Truman tham gia cuộc đua Tổng thống nhiệm kỳ 3 vào năm 1952, nhưng sau đó đã rút lui sau khi để thua trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Hamsphire.
Chiến dịch tranh cử của Franklin D. Roosevelt cho nhiệm kỳ thứ 3 diễn ra khi Mỹ vẫn còn chưa bước vào Thế chiến 2 và khi đó vị Tổng thống này muốn để nước Mỹ ở ngoài cuộc, vì ông biết nếu tham gia, đó sẽ là một sự can thiệp quy mô ở cả mặt trận châu Âu và Thái Bình Dương.
Nếu như khi tranh cử nhiệm kỳ 2 năm 1936, Roosevelt giành chiến thắng vang dội trước đối thủ đảng Cộng hòa Alf Landon – thống đốc Kansas, thì chiến thắng năm 1940 của ông trước doanh nhân Wendell Willkie (đảng Cộng hòa) lại không ấn tượng đến thế, dù ông thắng với 55% số phiếu phổ thông và có tỷ lệ phiếu đại cử tri là 449-82.
Đảng Cộng hòa muốn hạn chế nhiệm kỳ tổng thống
Tất nhiên không có bất cứ người nào ở phía của Roosevelt ủng hộ ý tưởng này. Dù vậy, theo Trung tâm hiến pháp quốc gia, quyết định chạy đua nhiệm kỳ thứ 3 của Roosevelt đã khiến dẫn tới việc một số người ủng hộ và cố vấn chủ chốt của đảng Dân chủ rời khỏi chiến dịch của ông.
Theo Trung tâm Hiến pháp quốc gia, phần lớn các nhà soạn thảo hiến pháp đều phản đối việc hạn chế nhiệm kỳ, dù các tu chính án về vấn đề này đã được đề xuất khoảng 200 lần từ năm 1796 đến năm 1940 mà chưa lần nào được thông qua.
Hầu hết các tổng thống phục vụ 2 nhiệm kỳ liên tiếp sau tiền lệ của George Washington đều không tranh cử nhiệm kỳ thứ 3. Dù vậy, vẫn có 1 số trường hợp đã từng thử làm điều đó.
Năm 1880, Tổng thống Ulysses S. Grant muốn tìm cách tranh cử nhiệm kỳ thứ 3, nhưng cuối cùng suất đề cử chính thức của đảng Cộng hòa lại rơi vào tay James Garfield.
Theodore Roosevelt cũng thất bại trước Howard Taft khi tìm kiếm nhiệm kỳ thứ 3 (không liên tiếp) năm 1912. Woodrow Wilson cũng tương tự khi không được đảng Dân chủ đề cử năm 1920.
Hary Truman, người kế nhiệm Franklin D. Roosevelt sau khi ông qua đời, là Tổng thống đương nhiệm khi Tu chính án 22 được thông qua, vì thế ông trở thành một ngoại lệ. Truman tham gia cuộc đua Tổng thống nhiệm kỳ 3 vào năm 1952, nhưng sau đó đã rút lui sau khi để thua trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Hamsphire.
Chiến dịch tranh cử của Franklin D. Roosevelt cho nhiệm kỳ thứ 3 diễn ra khi Mỹ vẫn còn chưa bước vào Thế chiến 2 và khi đó vị Tổng thống này muốn để nước Mỹ ở ngoài cuộc, vì ông biết nếu tham gia, đó sẽ là một sự can thiệp quy mô ở cả mặt trận châu Âu và Thái Bình Dương.
Nếu như khi tranh cử nhiệm kỳ 2 năm 1936, Roosevelt giành chiến thắng vang dội trước đối thủ đảng Cộng hòa Alf Landon – thống đốc Kansas, thì chiến thắng năm 1940 của ông trước doanh nhân Wendell Willkie (đảng Cộng hòa) lại không ấn tượng đến thế, dù ông thắng với 55% số phiếu phổ thông và có tỷ lệ phiếu đại cử tri là 449-82.
|
Franklin D. Roosevelt là Tổng thống duy nhất của Mỹ 4 lần đắc cử. Ảnh: History |
Có khoảng tới 1/3 số người dân Mỹ, đặc biệt là các doanh nhân và những cá nhân có tiềm lực, phản đối Roosevelt tranh cử nhiệm kỳ thứ 3.
“Đáng chú ý, có người còn không cả muốn nhắc đến tên ông, mà chỉ gọi là ‘người đàn ông đó’. Nhưng Roosevelt biết rằng ông có lợi thế cả về số phiếu phổ thông cũng như phiếu đại cử tri”, Barbara Perry, Giáo sư và Giám đốc nghiên cứu về tổng thống tại Trung tâm Miller của Đại học Virginia nói.
Hạn chế nhiệm kỳ là để tránh “cầm quyền chuyên chế”
Theo Trung tâm Hiến pháp quốc gia, năm 1944, các cuộc đối thoại về hạn chế nhiệm kỳ một lần nữa trở thành tâm điểm. Các thành viên Đảng Cộng hòa lúc đó ở tuyến đầu của phong trào này. Nhiều thành viên Dân chủ cũng đồng ý với tiền lệ 8 năm (2 nhiệm kỳ) của George Washington để đảm bảo tránh trường hợp cầm quyền chuyên chế.
“4 nhiệm kỳ hay 16 năm là mối đe dọa nguy hiểm đối với tự do của chúng ta nhất từ trước tới nay”, Thomas Dewey, đối thủ đảng Cộng hòa của Roosevelt nói trong một bài phát biểu năm 1944.
Roosevelt đắc cử lần thứ 4 liên tiếp khi ông đánh bại Dewy với 54% số phiếu phổ thông và tỷ lệ phiếu đại cử tri là 432-99.
Tuy nhiên, Roosevelt bước vào nhiệm kỳ thứ 4 khi sức khỏe của ông yếu đi trông thấy. Ông đột ngột qua đời vào ngày 12/4/1945 vì xuất huyết não, chỉ 11 tuần sau khi chính thức bước vào nhiệm kỳ mới.
Lúc này lời kêu gọi sửa đổi điều khoản hiến pháp về hạn chế nhiệm kỳ tổng thống mới được đáp lại, nhưng cũng phải 2 năm sau đó Tu chính án 22 mới được thông qua.
Tu chính án 22 quy định: không một ai được bầu làm tổng thống quá hai lần (2 nhiệm kỳ) hoặc quá 1 lần nếu như người đó đã từng phục vụ hơn nửa nhiệm kỳ của một vị tổng thống khác (thay thế hoặc làm quyền tổng thống).