Thượng nghị sĩ Kamala Harris của bang California đã có màn tranh luận "bùng nổ" với 9 ứng viên Tổng thống Mỹ khác của Đảng Dân chủ trên truyền hình tối 27/6 khi đề cập đến vấn đề chủng tộc. Được biết, bà là người phụ nữ da màu duy nhất trong nhóm ứng viên Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Ảnh: Politico.Nhà bình luận Chris Cillizza của CNN nhận xét bà Harris rất bình tĩnh, đĩnh đạc, hiểu chuyện và có phong thái tổng thống. Ảnh: Reuters.Thượng nghị sĩ Harris không tỏ ra "yếu thế" khi đối đầu với ứng viên tiềm năng nhất là cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa 10 ứng cử viên của Đảng Dân chủ này. Ảnh: LA Times.Trước đó, vào tháng 1/2019, Thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ Kamala Harris chính thức tuyên bố sẽ ra tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020. Ảnh: GS.Nữ Thượng nghị sĩ Kamala Harris sau đó khởi động cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 với việc "công kích" các chính sách của đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử tại quê nhà của bà ở Oakland, bang California. Ảnh: KPBS.Được biết, bà Harris là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020 và là người phụ nữ thứ 4 tuyên bố tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm sau. Ảnh: ET.Bà Harris sinh ngày 20/10/1964 tại Oakland, California. Sau khi tốt nghiệp trung học ở Westmout, Quebec (Canada) năm 1981, bà Harris theo học ngành Khoa học Chính trị và Kinh tế tại Đại học Howard ở thủ đô Washington, Mỹ. Năm 1989, bà Harris tốt nghiệp trường luật thuộc Đại học California với học vị Tiến sĩ. Ảnh: AP.Vào những năm 1990, bà Harris làm việc tại Văn phòng Luật sư Quận San Francisco và văn phòng Luật sư Thành phố San Francisco. Ảnh: TPM.Bà Harris được bầu làm làm Tổng Chưởng Lý California vào năm 2010, tái đắc cử vào năm 2014 và giữ vị trí này cho tới năm 2017. Ảnh: AP.Vào ngày 8/11/2016, bà Harris đã đánh bại "đối thủ" Loretta Sanchez trong cuộc bầu cử Thượng viện Mỹ và trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ thứ ba của bang California. Ảnh: JT. Mời độc giả xem thêm video về Thượng nghị sĩ Kamala Harris (Nguồn: ABC News)
Thượng nghị sĩ Kamala Harris của bang California đã có màn tranh luận "bùng nổ" với 9 ứng viên Tổng thống Mỹ khác của Đảng Dân chủ trên truyền hình tối 27/6 khi đề cập đến vấn đề chủng tộc. Được biết, bà là người phụ nữ da màu duy nhất trong nhóm ứng viên Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Ảnh: Politico.
Nhà bình luận Chris Cillizza của CNN nhận xét bà Harris rất bình tĩnh, đĩnh đạc, hiểu chuyện và có phong thái tổng thống. Ảnh: Reuters.
Thượng nghị sĩ Harris không tỏ ra "yếu thế" khi đối đầu với ứng viên tiềm năng nhất là cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa 10 ứng cử viên của Đảng Dân chủ này. Ảnh: LA Times.
Trước đó, vào tháng 1/2019, Thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ Kamala Harris chính thức tuyên bố sẽ ra tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020. Ảnh: GS.
Nữ Thượng nghị sĩ Kamala Harris sau đó khởi động cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 với việc "công kích" các chính sách của đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử tại quê nhà của bà ở Oakland, bang California. Ảnh: KPBS.
Được biết, bà Harris là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020 và là người phụ nữ thứ 4 tuyên bố tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm sau. Ảnh: ET.
Bà Harris sinh ngày 20/10/1964 tại Oakland, California. Sau khi tốt nghiệp trung học ở Westmout, Quebec (Canada) năm 1981, bà Harris theo học ngành Khoa học Chính trị và Kinh tế tại Đại học Howard ở thủ đô Washington, Mỹ. Năm 1989, bà Harris tốt nghiệp trường luật thuộc Đại học California với học vị Tiến sĩ. Ảnh: AP.
Vào những năm 1990, bà Harris làm việc tại Văn phòng Luật sư Quận San Francisco và văn phòng Luật sư Thành phố San Francisco. Ảnh: TPM.
Bà Harris được bầu làm làm Tổng Chưởng Lý California vào năm 2010, tái đắc cử vào năm 2014 và giữ vị trí này cho tới năm 2017. Ảnh: AP.
Vào ngày 8/11/2016, bà Harris đã đánh bại "đối thủ" Loretta Sanchez trong cuộc bầu cử Thượng viện Mỹ và trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ thứ ba của bang California. Ảnh: JT.
Mời độc giả xem thêm video về Thượng nghị sĩ Kamala Harris (Nguồn: ABC News)