Tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama đang được thể hiện đầy đủ trong tuần qua về hai vấn đề liên quan đến Syria.
|
Những chính khách thế giới quan trọng liên quan đến giải pháp chấm dứt cuộc nội chiến Syria.
|
Thứ nhất, Mỹ mời Iran tham gia
đàm phán quốc tế về Syria ở Vienna, bất chấp nhiều năm phản đối vai trò ngoại giao của Tehran trong nỗ lực chấm dứt cuộc
nội chiến Syria.
Thứ hai, Nhà Trắng ngày 30/10 thông báo sẽ đưa gần 50 lính đặc nhiệm đến miền bắc Syria, trái ngược cam kết của Tổng thống Obama từ hơn một năm trước đây là không đưa bộ binh Mỹ tham chiến.
Cả hai diễn biến nói trên cho thấy các điều kiện trên thực địa đã thay đổi (cả mặt trận quân sự lẫn ngoại giao) đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận mới.
Các lực lượng đặc biệt Mỹ được triển khai để làm cố vấn, tác chiến cùng với lực lượng người Kurd và các lực lượng đối lập khác đang tiến đánh khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho rằng việc triển khai lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Syria không hẳn là một sự thay đổi chiến lược vì nó liên quan đến việc "xây dựng năng lực tác chiến cho các lực lượng địa phương trên thực địa”. Theo ông, thông báo này không phản ánh sự chuyển hướng khỏi nỗ lực thất bại của Mỹ trong việc đào tạo và trang bị cho một số lượng lớn chiến binh đối lập chống IS, mà chỉ nhấn mạnh rằng các quan chức Lầu Năm Góc đang xem xét nhiều phương án triển vọng hơn.
Ngoài việc triển khai lực lượng đặc nhiệm, chính quyền Obama cũng sẽ đưa thêm máy bay chiến đấu đến Thổ Nhĩ Kỳ để tăng cường các cuộc không kích chống phiến quân IS.
Chấp nhận vai trò của Iran
Việc mời Tehran tham gia hội nghị về Syria ở Vienna cho thấy Mỹ bắt đầu nhận ra rằng cuộc nội chiến Syria khó có thể được giải quyết mà không có sự tham gia của Iran. Sự can dự sâu sắc của Iran trong những tháng gần đây khiến chính quyền Obama không thể gạt Iran ra rìa trong việc thương thảo một giải pháp chính trị ở Syria.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ hy vọng Iran sẽ đóng một vai trò tích cực trong các cuộc đàm phán quốc tế về Syria ở Vienna hay hy vọng người Iran đột nhiên từ bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Thay vào đó, sự thay đổi lập trường của Mỹ về sự tham gia của Iran phản ánh việc Washington sẵn sàng kiểm nghiệm chính sách ngoại giao của Iran - đặc biệt là kể từ khi kết thúc thành công của các cuộc đàm phán hạt nhântrong tháng Bảy - cũng như một mong muốn chấm dứt cuộc nội chiến Syria.
Tại cuộc hội đàm quốc tế mới nhất về Syria vào tháng 1/2014, Mỹ đã cấm cửa Iran và sau đó nhiều lần nhấn mạnh rằng Tehran không hề có vai trò nào ở Syria. Sự thay đổi lập trường đối với Iran của chính quyền Obama đã được tiết lộ hồi đầu tuần qua, khi Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Iran sẽ được mời tham dự đàm phán Vienna.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ ngày John Kirby nói với báo giới: "Điều quan trọng đối với chúng tôi là việc các đối tác chủ chốt tham gia thảo luận" và Iran "có thể là một đối tác quan trọng".
Hôm 29/10, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ điều trần trước quốc hội rằng Washington sẽ xem xét lập trường của Iran và Nga về hai vấn đề then chốt. Đó là liệu hai nước này có chịu để cho Tổng thống Assad ra đi trong quá trình chuyển đổi chính trị nhằm kết thúc nội chiến Syria hay không và để xác định mức độ cam kết của hai nước trong việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo IS. Ngoại trưởng John Kerry đang xem xét việc Nga và Iran hợp tác với cộng đồng quốc nhằm thuyết phục Tổng thống Assad “ra đi” trong quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria.