Chiến tranh Triều Tiên: Tại cả đôi bên

Google News

(Kiến Thức) - Đối với hầu hết người Triều Tiên, ngày 15/8 luôn bị ám ảnh bởi sự chia cắt và là kết quả trực tiếp của cuộc chiến tranh giải phóng đất nước.

Đài tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên với dòng chữ: "Một cuộc chiến chúng ta không thể thắng, không thể thua và không thể từ bỏ". 
Các tài liệu được giải mật trong những năm gần đây cho thấy rằng, ngay cả khi hai miền Triều Tiên bày tỏ sẵn sàng thỏa hiệp, thì đó chỉ là nhưng lời lẽ “trót lưỡi, đầu môi” thiếu trung thực.
Hiện nay có xu hướng đổ lỗi cho CHDCND Triều Tiên về những sự kiện bi thảm hồi những năm 1945-1953. Góp phần củng cố xu hướng này chủ yếu là hai chi tiết. Trước hết, mô hình mà Hàn Quốc đã lựa chọn hóa ra là hiệu quả hơn nhiều. Thứ hai, sau khi công bố các tài liệu từ kho lưu trữ của Liên Xô và Đông Âu, không có nghi ngờ gì về việc Bình Nhưỡng đã bắt đầu cuộc chiến và ban lãnh đạo Triều Tiên ngay từ đầu đã có kế hoạch thống nhất đất nước bằng vũ lực.
Vào những năm 1940 thế kỷ trước, sự hấp dẫn của mô hình Hàn Quốc chưa thể hiện rõ. Về mặt kinh tế, miền Bắc Triều Tiên mạnh hơn so với miền Nam. Nếu nói về tự do chính trị thì sự khác biệt giữa hai chế độ Triều Tiên đã là không lớn. Không nghi ngờ gì, ở miền Nam có nguy cơ bị bắt giữ hoặc thậm chí bị giết vì những quan điểm chính trị. Mùa hè năm 1950 trong các nhà tù ở Hàn Quốc đã có khoảng 14 nghìn tù nhân chính trị. Những người bị đưa đến nhà tù là những người gặp may vì ở Hàn Quốc thời kỳ đó, những phần tử đáng ngờ thường bị bắn ngay tại chỗ. Còn ở Bắc Triều Tiên thì cho đến khi bắt đầu cuộc chiến, hiếm khi có trường hợp giết người ngoài vòng pháp luật.
Cuối những năm 1940, ở nhiều khu vực Hàn Quốc đã có nội chiến. Những người cộng sản địa phương đã tổ chức phong trào du kích. Họ đã nhận được sự hỗ trợ từ miền Bắc. Rõ ràng là, bất kỳ phong trào du kích có thể tiếp tục nếu có sự hỗ trợ của phần lớn người dân địa phương. Kết quả là, các chiến dịch trừng phạt của quân đội và cảnh sát Hàn Quốc thường nhằm không chỉ chống “du kích đỏ”, mà phần lớn chống lại những người ủng hộ tiềm năng trong cộng đồng dân cư. Đã có rất nhiều người ủng hộ phong trào du kích, do đó hành động “trừng phạt” có quy mô lớn. Cuộc tàn sát quy mô lớn nhất đã diễn ra trên đảo Jeju. Ở đó, cảnh sát Hàn Quốc đã giết chết khoảng 10% tổng số người dân. Những cảnh tương tự đã diễn ra trên khắp đất nước.
Ở đây phải nhắc nhở rằng, các chỉ huy "du kích đỏ" đã được đào tạo ở miền Bắc và CHDCND Bắc Triều Tiên đã cấp các loại vũ khí cho họ. Tuy nhiên, lực lượng phái hữu ở miền Nam cũng đã tổ chức và đào tạo các đơn vị đột kích vào lãnh thổ miền Bắc, cố gắng triển khai phong trào du kích dưới khẩu hiệu chống cộng sản. Đứng đằng sau những nỗ lực đó là Chính phủ Syngman Rhee. Theo số liệu của Chính phủ Triều Tiên, chỉ riêng trong năm 1949, quân đội và cảnh sát Hàn Quốc đã thực hiện hơn 2.600 cuộc tấn công vũ trang chống miền Bắc.
Ngoài ra, Chính phủ Syngman Rhee công khai kêu gọi xâm nhập vào miền Bắc để thống nhất đất nước bằng vũ lực. Theo các sự kiện lịch sử, ban lãnh đạo Triều Tiên đã châm ngòi chiến tranh. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Hàn Quốc khi đó cũng muốn bắt đầu cuộc chiến.
Văn Bình (theo VOR)

Bình luận(0)