Trao đổi với BBC, Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, thành viên Nhóm Nghiên cứu Biển Đông ở Pháp, đã nhận định như trên.
|
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng đường băng cho máy bay hạ cất cánh ở “đảo nhân tạo” Đá Chữ Thập. |
Ba mục tiêu của Trung Quốc
Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh nói việc Trung Quốc xây đắp đảo nhân tạo “đặt ra nguy cơ rất rõ ràng đối với Việt Nam”. Ông nói: “Nếu diễn ra xung đội nhỏ hoặc xung đột lớn, thì khả năng họ (Trung Quốc) giành phần thắng là rất cao khi đã có bàn đạp là sân bay quân sự. Không chỉ riêng với Việt Nam, điều này còn đặt ra nguy cơ lớn đối với những nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc – những nước có đường giao thông đi qua Biển Đông”. Theo ông, Mỹ cũng không thể “đưa tàu chiến hoặc máy bay qua vùng biển này…vì sự hiện diện quân sự của Trung Quốc”.
Theo phân tích của Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, Trung Quốc “có ba mục tiêu” khi bồi đắp đảo với quy mô lớn trên Biển Đông. Ông giải thích: “Thứ nhất họ (Trung Quốc) khẳng định một lần nữa tuyên bố chủ quyền trên những vùng đảo ở Biển Đông. Thứ hai việc họ (Trung Quốc) biến những thực thể vốn là những thực thể chìm trong lúc thủy triều cao thành những đảo có thể sinh sống và có thể cho máy bay lên xuống sẽ dẫn đến việc những thực thể này trong chừng mực nào đó cho phép họ có được vùng biển ví dụ như lãnh hải, thềm lục địa theo Công ước Quốc tế về Luật Biển. Đó là cơ sở để họ đòi hỏi vùng biển lớn hơn để có thể tiến đến cụ thể hóa đường chữ U (đường lưỡi bò) rõ ràng hơn. Thứ ba là họ thiết lập được một loạt căn cứ dân sự và quân sự để kiểm soát Biển Đông một cách cụ thể rõ ràng trên thực địa”.
|
Lính Trung Quốc đồn trú trong một căn cứ quân sự ở Quần đảo Trường Sa.
|
Theo Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, Trung Quốc vẫn nói rằng họ tôn trọng tự do hàng hải, nhưng “tôn trọng tự do hàng hải là cách nói ban đầu của Trung Quốc để xoa dịu tạm thời quốc tế và khó có người nào tin được chuyện đó”.
Khả năng Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông
Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh cho rằng việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây đắp đảo nhân tạo là “rất có tính toán, một cách đồng bộ, hiệu quả, rõ ràng”, mặc dù có dấu hiệu cho thấy “có sự loạc choạc giữa cánh quân sự và cánh ngoại giao”.
|
Máy bay do thám P-8A Poseidon của Mỹ đã bị Hải quân Trung Quốc "xua đuổi" 8 lần Biển Đông |
Khi được hỏi có phải Trung Quốc xây đắp đảo như vậy là để đặt thế giới vào tình trạng đã rồi hay không, Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh cho rằng nếu như vậy thì “thế giới không còn được điều chỉnh bởi luật pháp nữa” và điều này dẫn đến tình trạng “cái lý của kẻ mạnh lúc nào cũng chiến thắng”.
Khi được hỏi về khả năng Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông như đã từng làm trên Biển Hoa Đông, Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh nhận định đây là khả năng “rất cao”.