Biển Đông: Vấn đề an ninh lớn nhất châu Á

Google News

(Kiến Thức) - Biển Đông tiếp tục căng thẳng do cơn khát năng lượng-tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc và trở thành vấn đề an ninh lớn nhất châu Á. 

Theo đài Pháp, mặc dù có những đánh giá khác nhau, nhưng trữ lượng dầu khí ở Biển Đông có giá trị kinh tế rất lớn.
Bien Dong: Van de an ninh lon nhat chau A
Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ngày càng gay gắt. 
Đối với Trung Quốc, dầu khí Biển Đông rất quan trọng. Sự trỗi dậy của nền kinh tế trong thời gian qua dẫn đến nhu cầu năng lượngcủa Trung Quốc
gia tăng nhanh chóng. Trung Quốc đã phải nhập khẩu năng lượng để phát triển, kể từ năm 1988. Mặc khác về đối nội, Bắc Kinh cũng chịu áp lực của thành phần theo “chủ nghĩa dân tộc”, hối thúc Trung Quốc phải gấp rút tiến hành kế hoạch khai thác Biển Đông. Quá trình công nghiệp hóa, những khó khăn gặp phải trong kế hoạch đầu tư ở nước ngoài và những áp lực từ nội bộ đã khiến Trung Quốc chuyển hướng ngành sản xuất năng lượng ra Biển Đông.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chuyển hướng sản xuất năng lượng ra biển, tiến hành thăm dò dầu khí trong các vùng biển đang tranh chấp. Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), Trung Quốc cần trở thành “cường quốc biển” và đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Trung Quốc đề ra chỉ tiêu đến năm 2015 sẽ sản xuất 500.000 thùng dầu thô/ngày ở những vùng nước sâu 3.000m của Biển Đông và tăng lên 1 triệu thùng/ngày vào năm 2020.
Bien Dong: Van de an ninh lon nhat chau A-Hinh-2
Tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến khảo sát thăm dò dầu khí trong EEZ của Việt Nam. 
Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc còn tiến hành kế hoạch nghiên cứu tiền khả thi, thiết lập các nhà máy nổi trị giá hàng tỷ USD để khai thác và hóa lỏng khí đốt lấy ở vùng nước sâu của Biển Đông.
Về  ngư nghiệp, Trung Quốc hiện có khoảng 300 đến 500 tàu thường trực đánh bắt cá ở Biển Đông. Trung Quốc cũng đang ồ ạt đầu tư nâng cấp khả năng đánh cá xa bờ. Tháng 5/2012 Trung Quốc hạ thủy và triển khai tàu Hainan Baosha 001(một nhà máy chế biến thủy sản di động có trọng tải 32 ngàn tấn) cùng với 1 tàu dầu trọng tải 20 ngàn tấn, 2 tàu vận tải đông lạnh 10 ngàn tấn và 3 tàu bảo đảm tổng hợp ra Biển Đông để tăng cường đội tàu đánh cá hiện có. Đội tàu hùng hậu này sẽ giúp Trung Quốc khai thác, biến chế hải sản, đồng thời thực thi quyền tài phán, dùng sức mạnh của đông đảo tàu thuyền để áp đảo đối phương phải tuân thủ luật biển của họ và xác định chủ quyền.
Trung Quốc cũng đang thay đổi nguyên trạng của Biển Đông như bồi đắp mở rộng các bãi đá ngầm để làm ra các đảo nhân tạo, xây dựng bến cảng có khả năng tiếp nhận các chiến hạm, thiết lập các sân bay quân sự trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để củng cố tiềm năng quân sự trong chiến lược đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.
Với những giàn khoan nước sâu sẵn có, Trung Quốc đang ráo riết thực thi  kế hoạch khai thác dầu khí ở vùng biển nước sâu có tranh chấp ở Biển Đông. Do đó, tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng do tranh chấp chủ quyền và tài nguyên thiên nhiên. Đây là vấn đề an ninh lớn nhất hiện nay ở châu Á, kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.
Minh Châu (Theo RFI)

>> xem thêm

Bình luận(0)