Sự đối đầu giữa các quốc gia của Biển Đông giấu bên trong mình một số xung đột lãnh thổ, trong tất cả các xung đột đó Trung Quốc là một phía thường xuyên có các hành động hung hăng gây hấn. Những sự việc xảy ra gần đây cho thấy, là ngay cả những xung đột tưởng như đã bị lãng quên có thể bùng nổ với sức mạnh mới. Tờ Gazeta.Ru đã tìm hiểu lịch sử đối đầu của Trung Quốc với Việt Nam, giải thích rõ vì sao quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.
400 năm không có Trung Quốc
Biển Đông đã trở thành một trong những điểm nóng tiềm tàng trong thế kỷ 21. Tuy nhiên lịch sử cuộc xung đột do những tranh chấp lãnh thổ nằm trong vùng biển này đã có ít ra mấy thế kỷ.
Để chứng minh cho quyền sở hữu các đảo, các bên xung đột đưa ra các bản đồ và tập bản đồ hoa tiêu cổ có ghi các đảo này.
Quần đảo Hoàng Sa lần đầu tiên được nhắc đến vào thế ỷ XVII trong “Tuyển tập bản đồ và đường đi ở Đàng Trong/Đất phía Nam” của Việt Nam với tên “Cát Vàng” cùng với các đảo Hoàng Sa. Theo các văn bản lịch sử, năm 1721, Việt Nam đã thực hiện Đợt hoạt động Hoàng Sa để khai thác tập trung các đảo ở Biển Đông, cũng như để trang bị cho tầu thuyền đi về hướng các đảo đó.
Trong khi đó, trong lưu trữ và văn bản của Trung Quốc thời đó, gồm cả “Đại mô tả Đế chế Đại Đường” thì không hề có tí gì nhắc đến cả Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
|
Dưới thời các Chúa Nguyễn sau đó là các vua triều Nguyễn, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thành lập các Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải làm nhiệm vụ đi thuyền đến các đảo Hoàng Sa, Trường Sa để thu lượm sản vật, cắm mốc chủ quyền. |
Chỉ có một số ít các nhà đi biển người Pháp và người Hà Lan có nhắc đến các đảo Hoàng Sa, những người đã vượt qua được Biển Đông và đến được Việt Nam. Chính họ đã viết về việc người Việt Nam đã thu được lượng lớn đại bác, đạn súng thần công và những đồ vật quý giá khác được chở trên các con tầu bị đắm trên vùng biển này. Những người Việt Nam tháo vát thậm chí đã thành lập một hạm đội không lớn có nhiệm vụ kiểm soát các tầu nước ngoài đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa.
Đầu thế kỷ 19, Gia Long – chúa Nguyễn cuối cùng và vua Việt Nam đầu tiên của Triều Nguyễn tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng thời gian này đã xuất bản nhiều bản đồ địa lý trong đó ghi rõ các đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam. Năm 1838 nhà truyền giáo Gia tô người Pháp Jane– Lui Taberu cho xuất bản Dictionarium Latino– Annamiticum completum et novo ordine dispositum. Nói đơn giản hơn, từ điển Latinh– Việt Nam. Trong đó các đảo Hoàng Sa được ghi là “Paracel seu Cát vàng”.
Các đảo Hoàng Sa có tên châu Âu là do nhà vẽ bản đồ Hà Lan Villem Yanszon Blau, người đã đặt tên cho địa điểm này là “Pracel”. Do sự nhầm lẫn của người Pháp mà dần dà nó trở thành “Le Paracel”.
Đến cuối thế kỷ XIX ở khu vực Hoàng Sa có hai con tầu chở đồng cho nước Anh bị đắm. Dân chúng đảo Hải nam của Trung Quốc đã vớt và chiếm lấy số kim loại quý này, điều đó đã làm cho chính quyền Anh không hài lòng.
Khi đó người Trung Quốc đã trả lời người Anh, rằng các đảo Hoàng Sa không phải lãnh thổ Trung Quốc, vì vậy chính quyền nước này không thể chịu trách nhiệm về những gì xảy ra trên các đảo.
Sự thức giấc của kẻ bá quyền
Tình hình như vậy đã có thể vẫn còn trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, nếu như không có mâu thuẫn đối kháng Anh và Pháp mà Trung Quốc và Việt Nam nằm về hai phía. Cụ thể, năm 1933 đã có xuất bản “Bản đồ mới phân chia hành chính Trung Quốc”, trên đó Trường Sa và Hoàng Sa được gọi theo tên Trung Quốc– Nam Sa và Tây Sa– và nằm trong thành phần tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.
Trong bối cảnh như vậy chính quyền thực dân Pháp cũng đã tiến hành một số hành động tương tự: Toàn quyền Đông Dương Jule Brevie phê duyệt biên chế cơ quan hành chính các đảo Hoàng Sa, và trên đảo Pettl của quần đảo đã xuất hiện mốc chủ quyền ghi dòng chữ “Cộng hòa Pháp– Vương quốc Annam– Các đảo Hoàng Sa, năm 1816”.
|
Bia chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc dựng tại đảo Hoàng Sa của quần đảo Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (Paracels) liên tục từ năm 1816 (niên hiệu Gia Long thứ 14) đã thuộc chủ quyền của vương quốc An Nam (thời độc lập, quốc hiệu Việt Nam), cho đến thời điểm dựng bia năm 1938. |
Cũng vào khoảng thời gian này Nhật Bản đã trở nên hăng hái hơn, đầu tiên Nhật Bản đã chiếm Trường Sa, đến đầu chiến tranh Thế giới thứ hai chiếm các đảo Hoàng Sa.
Năm 1946, người Pháp và Việt Nam đã đến các đảo Hoàng Sa để giải giáp người Nhật ở đó, song người Trung Quốc đã đến trước. Trong một ngày đêm họ đã cố thủ lại trên các đảo, và đến năm 1947 Tưởng Giới thạch ra sắc lệnh, theo đó các đảo Trường Sa và Hoàng Sa chính thức mang tên gọi Trung Quốc và trở thành bộ phận của Trung Quốc. Lúc này Bắc Kinh cũng phớt lờ sự phản đối của Việt Nam và Pháp.
Khi Tưởng Giới thạch và các chiến hữu Quốc dân đảng của hắn tháo chạy ra Đài loan, các đơn vị đóng quân ở Hoàng Sa cũng rút theo. Song việc này cũng không ngăn được những người cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Mao Trạch đông thay Quốc dân đảng cầm quyền đưa ra các yêu sách đối với quần đảo. Trong lúc đó Nhật Bản đã chính thức từ bỏ mọi quyền và yêu sách đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một trong các điểm của hiệp ước hòa bình được ký năm 1951 ở San Francisco.
Năm 1956 đội quân viễn chinh Pháp rút hết khỏi lãnh thổ Việt Nam, và từ thời điểm đó người Việt Nam đã bị phân chia thành hai nhà nước đã buộc phải đối đầu với chính sách bành trướng của Trung Quốc bằng sức lực hoàn toàn của chính mình, cho dù có lúc về sau sẽ có thể hi vọng dựa vào sự ủng hộ trực tiếp từ phía Mỹ. Ngay trong năm 1956 Trung Quốc đã xâm chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa, còn người Việt Nam vẫn giữ một phần, nơi trước đây có đơn vị đồn trú của Pháp.
Lần căng thẳng tiếp theo xảy ra năm 1959, khi người Trung Quốc cho 80 người đổ bộ cùng vật liệu xây dựng lên một số đảo, họ bắt đầu xây nhà, sau đó treo cờ Trung Quốc lên. Biên phòng Nam Việt Nam ngay lập tức đến các đảo này và bắt giữ tất cả những người đang có mặt. Sự phản đối của chính quyền Bắc Kinh chỉ được thể hiện ở mức các tuyên bố của bộ Ngoại giao, bởi vì sợ xung đột với lực lượng của Mỹ đến hỗ trợ cho Nam Việt Nam.
Năm 1964 Mỹ đã tham gia vào cuộc chiến giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam bên phía miền Nam. Bắc Việt Nam đã có được sự giúp đỡ truyền thống của Liên Xô và Trung Quốc.
Trung Quốc đã có thể lợi dụng thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cho các mục đích của mình, năm 1971 họ bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Việc này đã giúp họ thực hiện việc hợp thức hóa các yêu sách của mình đối với Hoàng Sa. Và năm 1974 họ đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Mỹ đang bận chuẩn bị ký hiệp định hòa bình giải quyết cuộc xung đột Việt Nam. Cũng vào thời gian này họ đã rút hết quân đội ra khỏi các khu vực trọng yếu của miền Nam Việt Nam.
Để bắt đầu chiến dịch Trung Quốc chỉ cần cớ, và tuyên bố của miền Nam Việt Nam về việc Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy hóa ra là rất đúng lúc. Trong 20 ngày đầu tháng Giêng năm 1974 Hoàng Sa đã bị Trung Quốc kiểm soát– Người Trung Quốc đã đàn áp rất thô bạo đội quân đồn trú tại đó và bắt đầu chuẩn bị bành trướng tiến về Trường Sa.
Bắc Kinh lại gây hấn
Từ lúc đó lập trường của Trung Quốc đối với Biển Đông không hề có chút gì thay đổi về bản chất. Trong thời gian này đã có, ví dụ, sự hội nhập của Việt Nam với ASEAN và thiết lập khu vực tự do thương mại. Tuy nhiên việc đầu những năm 1990 cách không xa Hoàng Sa đã phát hiện thấy các mỏ khí thiên nhiên và dầu mỏ đã làm Trung Quốc đứng ngồi không yên suốt những năm vừa qua. Xung đột ở Biển Đông ở mức độ khu vực đã diễn ra suốt nhiều năm qua, nhưng không đến mức đối đầu vũ trang. Trung Quốc đặc biệt tích cực trong những hoạt động bắt giữ tầu cá của nước đối thủ, cũng như gây các vụ khiêu khích,
|
Giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam |
Tình hình này đã buộc nhiều nước trong khu vực quay sang phía Mỹ. Sau khi được bầu làm Tổng thống,
Barack Obama bắt đầu dùng thuật ngữ “chuyển hướng châu Á”, và người thực thi chính sách này là bộ trưởng Ngoại giao
Mỹ khi đó Hillary Clinton.
Cuối tháng 4/2014, tình hình ở Biển Đông lại nóng lên. Chính quyền Bắc Kinh đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 đến khu vực Hoàng Sa, thuộc vùng biển Việt Nam. Giàn khoan này có kích thước bằng hai sân bóng đá. Tháp tùng kết cấu khổng lồ này là gần 60 tầu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc. Về phía mình, Việt Nam đã cử tàu Cảnh sát biển và Kiểm Ngư đến để thực thi quyền tài phán đối với vùng biển này.
Trong mấy ngày đã có va chạm, trong đó người Trung Quốc đã dùng súng bắn nước. Mà tất cả những việc này đã xảy ra không phải trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
Nhà Trắng đã lên án những hành động quá đáng của của Trung Quốc, các nước khác ở Đông Nam Á cũng đã để ý đến những sự việc này. Mỹ kết tội Trung Quốc làm mất ổn định ỏ Biển Đông và kêu gọi Việt Nam sử dụng các biện pháp pháp lý để đáp trả việc Trung Quốc triển khai khai thác dầu mỏ trên vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
Song Trung Quốc đã không đưa ra câu trả lời xây dựng đối với các đòi hỏi từ phía đại diện cộng đồng quốc tế.
(Còn nữa)