Giống như một con tàu không người lái đang dần hết nhiên liệu và đang vật lộn với bão tố băng giá, nền kinh tế Nga trông như thể nó đang hướng tới sự sụp đổ.
Tất cả các biểu đồ - tỷ giá đồng Rúp/USD, sự sụt giảm trong GDP, lãi suất ngân hàng, giá dầu – giống như một tảng băng trôi sẵn sàng đâm vào chiếc tàu nền kinh tế Nga. Câu hỏi duy nhất là chiếc tàu này có thể tồn tại được bao lâu.
|
Đồng Rub liên tục mất giá. |
Có 2 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng: giá dầu, và các lệnh trừng phạt của phương Tây. Dầu đang giao dịch ở mức dưới 60 USD/thùng trong khi Nga - phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, lại cần một mức giá là 105 USD/thùng để cân đối sổ sách của mình. Đó là hậu quả của việc thất bại trong cải cách và đa dạng hóa nền kinh tế trong 20 năm qua.
Đối với biện pháp trừng phạt của phương Tây, họ đưa ra với mục tiêu rõ ràng: Ép ông Putin thay đổi chính sách đối với Ukraine. Ít nhất, đó là mục đích đề ra. Nhưng kể từ khi các biện pháp cho thấy không có dấu hiệu của bất kỳ ảnh hưởng đến suy nghĩ của ông Putin, và phương Tây cũng đang xem xét các phương án khác của các biện pháp trừng phạt, và chắc chắn là có một mục tiêu rõ ràng khác: Nhằm trừng phạt ông Putin cho cái gọi là những hành động của ông đối với
Ukraine.
Tuy nhiên, liệu các lệnh trừng phạt của phương Tây có gây ảnh hưởng đến các hành động của ông Putin?
Theo cây viết Angus Roxburgh của The Guardian, các nước phương Tây không nên bấu víu lấy khả năng “các lệnh trừng phạt đang có ảnh hưởng”. Ông này cũng đặt câu hỏi: Liệu phương Tây thu được gì nếu phá hủy nền kinh tế Nga? Có lẽ hy vọng là sẽ gây bất ổn nền kinh tế đến mức ông Putin sẽ bị lật đổ. Nếu là như vậy, thì thật là một trò chơi may mắn nguy hiểm khi không biết rằng kết quả sẽ là gì, ông Roxburgh bình luận.
Hoặc có lẽ phương Tây hi vọng rằng những người dân Nga, bị đẩy ra bờ vực của sự nghèo đói và tuyệt vọng, sẽ đứng lên chống lại điện Kremlin và xây dựng một chính quyền khác. Tuy nhiên, việc này theo cây viết của Guardian, cũng sẽ chỉ là giấc mộng của phương Tây.
Có lẽ đó là thời gian để nhận ra rằng tai hại của chính sách đối ngoại của ông George W Bush nhiều hơn những gì ở Iraq, vụ bê bối tra tấn hay chủ nghĩa khủng bố. Ông Roxburgh cho rằng Cựu Tổng thống Mỹ Bush cũng không hiểu gì về Nga – ngay tại thời điểm ông nhìn vào mắt ông Putin và nói với chúng ta rằng ông ấy đã hiểu ông Putin như thế nào. Và bây giờ phương Tây đang phải sống cùng với những hậu quả.
Đó là chính quyền Bush đã tạo ra cảm giác bất an mà đã bắt Nga phải phản ứng quá mức với mọi mối đe dọa. Gần đây nhất là phong trào Maidan ở Ukraine khiến ông Yanukovych bị lật đổ.
Trước đó, ông Bush đơn phương từ bỏ hiệp ước tên lửa đạn đạo, việc mà Nga thấy rằng là nền tảng của sự cân bằng chiến lược. Thay vào đó, ông bắt đầu xây dựng một lá chắn tên lửa ở trước cửa nhà Nga; ông mở rông NATO ra tới biên giới của Nga, vô tư cung cấp “an ninh” cho người châu Âu trong khi làm cho Nga cảm thấy mình đang bị đe dọa.
Các giải pháp cho tình trạng hiện này khá rõ ràng, cây viết của Guardian nhận định. Theo đó, phương Tây nên từ bỏ lá chắn tên lửa cũng như kết thúc việc mở rộng NATO. Phương Tây cũng nên có một thỏa thuận an ninh mới cho toàn bộ châu Âu – một trong những thỏa thuận là sẽ mang Nga lại gần hơn là đẩy họ ra xa. Nếu nó không được thực hiện, phương Tây sẽ phải đối phó với một nước Nga đầy phẫn uất trong nhiều thập kỷ tới.