Bài viết của ông David Brown là nhà báo tự do và nhà ngoại giao về hưu của Mỹ Chương trình Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế.
Dưới đây là nội dung của bài viết:
Tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông
Còn nhớ vào hồi giữa tháng 7 (đúng dịp mùa mưa bão hàng năm ở Biển Đông) khi cơn bão Rammansun đổ bộ, Trung Quốc đã lặng lẽ rút giàn khoan dầu trái phép Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Các chuyên gia ngay lập tức bắt đầu tranh luận về việc ai “chiến thắng”, ai “thua cuộc” trong vụ việc này. Tuy nhiên, thực chất ý nghĩa của bài thử nghiệm kéo dài 10 tuần (thời gian Hải Dương 981 hiện diện ở vùng biển của Việt Nam) lại nằm chủ yếu ở các bài học mà Bắc Kinh, Hà Nội và các nước khác liên quan trong vụ tranh chấp lãnh hải nhận được từ đó.
Tham vọng bành trướng lãnh thổ ngang ngược của Trung Quốc trở nên rõ ràng kể từ khi Bắc Kinh đệ trình một tuyên bố trắng trợn (cùng với tấm bản đồ phi lý đường 9 đoạn của họ) lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) năm 2009. Kể từ đó, Bắc Kinh ngày càng tỏ rõ sự quyết đoán của mình với ý đồ xâm chiếm cả một vùng diện tích rộng lớn ở Biển Đông, dẫn tới những bất ổn, tranh cãi giữa các nước trên thế giới, bao gồm cả Washington. Trong bối cảnh đó, nhiều người nhận định rằng, Trung Quốc sẽ nổi lên là một cường quốc một cách hòa bình. Tuy nhiên, điều này sẽ cần thêm thời gian để chúng ta suy xét.
|
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép ở
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
|
Hệ lụy kéo theo việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 đó chính là những cuộc đụng độ giữa tàu chấp pháp của Việt Nam và Trung Quốc, gây nên những tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng quốc tế. Cùng với đó, cũng trong năm 2014, các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc lại quấy rối các tiền đồn
Philippines. Hay như, một đội tàu hải quân của nước này đã tiến vào khu vực bãi Tăng Mẫu/ James Shoal thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia.
Động lực thôi thúc Trung Quốc mạnh tay ở Biển Đông
Tuy nhiên, một trong những động lực khiến Bắc Kinh quyết mạnh tay ở Biển Đông chính là vấn đề liên quan tới dầu khí. Tờ
Thời Báo Hoàn cầu đã đăng tải một thông tin như sau: “Khoảng 20 tấn dầu và khí đốt được Việt Nam, Philippines và Malaysia hàng năm khai thác ở vùng
Biển Đông”. Tờ báo này còn trắng trợn cho rằng: “Đấy là một sự mất mát tài nguyên đối với đất nước Trung Quốc” (?). Theo đó, Trung Quốc ước tính, nếu đưa giàn khoan dầu vào khu vực biển này, họ sẽ còn khai thác được lượng dầu khí cao gấp 3 lần so với con số mà Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố.
Đặc biệt, Bắc Kinh còn đang nhăm nhe tới một phần của Lưu vực Phú Khánh, cách 120 dặm ngoài khơi bờ biển miền trung Việt Nam vào mùa hè này. Đó là một trong những khu vực còn chưa được thăm dò nhiều khi mà Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) xác định, vùng đó có thể chứa một trữ lượng dầu khí đáng kể. Trong nhiều năm qua, tập đoàn ExxonMobil đã thăm dò nhiều lô gần ở khu vực này dưới hình thức liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và gặt hái được một số thành công. Còn tập đoàn Ấn Độ là Murphy Oil và Gazprom (Nga) cũng đã được chính phủ Việt Nam cấp phép thăm dò dầu khí ở vùng này.
Một giả thuyết đặt ra đó là nếu các giàn khoan Trung Quốc phát hiện ra dầu khí ở đó, quả thực đó lại là một tin không may mắn. Bởi lẽ, ngoại trừ mục đích chính trị, các công ty dầu khí sẽ không bao giờ khoan thăm dò một vùng nào đó trước khi họ thu thập được đầy đủ các dữ liệu về địa chất để chứng minh rằng mỏ đó đủ lớn để xứng đáng với khoản chi phí 100 triệu USD mà họ bỏ ra cho mỗi giếng dầu.
|
Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam.
|
Đáng lưu ý, một khu vực hứa hẹn nhất theo nhận định của USGS đó là bãi Cỏ Rong, nằm cách đảo Palawan của Philippines chừng 50 tới 70 dặm, nơi Tập đoàn Philex Petroleum đã nhận được quyền khoan khai thác ở đó vào năm 2016. Điều này có nghĩa là, các tàu địa chất do tập đoàn năng lượng này thuê sẽ rất bận rộn trong khu vực vào năm 2015. Và có thể, đó sẽ là một mục tiêu không thể cưỡng lại sự can thiệp của Trung Quốc.
Không phải là một bãi đá nước sâu, khu vực bãi Cỏ Rong thích hợp với việc triển khai các giàn khoan dầu tự nâng của Trung Quốc như là cái cớ để họ phô diễn vũ lực. Không khó để hình dung về một cuộc đụng độ tương tự như của Việt Nam ở vùng biển Philippines.
Đó là một kịch bản, và có lẽ là một trong số những ý tưởng mà nhiều chiến thuật gia Trung Quốc đang xem xét. Nếu họ bắt được một ai đó, Bắc Kinh sẽ xây dựng một liên kết trong chuỗi các sự kiện hòng tạo ra chủ quyền thực tế ở Biển Đông. Tuy nhiên, chuỗi này có thể bị phá vỡ với sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.
Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm lấy các hòn đảo ở Biển Đông một phần nhờ vào hạm đội các tàu bán quân sự hùng mạnh. Trong khi đó, họ và Mỹ đã có một thỏa thuận ngầm là không để xảy ra cuộc đối đầu giữa các chiến hạm của hai nước ở vùng biển này. Điều này tạo cho Bắc Kinh một lợi thế.
Một tin vui khác đó là trong những tháng tới, Mỹ và Nhật Bản sẽ bàn giao hàng chục tàu tuần tra trên biển cho Việt Nam và Philippines. Bất kẻ Trung Quốc có nỗ lực tiến hành một hành động ngang ngược khác ở Biển Đông vào mùa xuân hay mùa hè tới, thì đều có lý do chính đáng để tổ chức một cuộc tập trận đa quốc gia ở vùng biển giữa
Hoàng Sa và
Trường Sa với sự góp mặt của lực lượng tuần tra biển các nước. Các bài tập sẽ tập trung vào việc tìm kiếm và cứu nạn, ngăn chặn buôn lậu và cướp biển, chống lại sự xâm nhập từ nước ngoài vào vùng lãnh hải. Mỹ và Nhật Bản nên thúc giục Ấn Độ, Australia, Indonesia, Malaysia và Singapore tham gia vào sự kiện này.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, việc Trung Quốc tiếp tục sử dụng vòi rồng để tấn công tàu như trường hợp của Việt Nam chắc hẳn sẽ không còn. Thay vào đó, họ cho rằng, các tàu Trung Quốc sẽ chọn cách tránh đối đầu bằng các thỏa hiệp giữa đôi bên, qua đó thiết lập lại các giải định chiến thuật của Trung Quốc và mở ra một kết quả hợp lý và tôn trọng lẫn nhau hơn.