Theo GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Trưởng ban quản lý Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia: Các loại vắc xin đều an toàn, tuy nhiên sau khi tiêm vắc xin trẻ hoàn toàn có thể xảy ra những phản ứng phụ nhẹ hoặc nặng hơn là sốc phản vệ. Theo GS. Hiển, phản ứng nhẹ thường xảy ra nhất tại vị trí tiêm như: sưng, đỏ, đau.Phản ứng nặng hơn là bé có thể bị sốt. Dấu hiệu này là một phần của phản ứng miễn dịch cơ thể bé với virus.Với những bé tiêm vắc-xin BCG ngừa bệnh lao được chích cho trẻ sơ sinh thì có đến 90-95% trường hợp có phản ứng sưng, đau, đỏ tại chỗ tiêm. Sau khoảng hai tuần lại xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó hai tuần, vết loét tự lành, để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm, chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch.Khi bé tiêm vắc xin có tế bào ho gà thì thường biểu hiện sốt trên 38 độ và các triệu chứng kích thích toàn thân.Với vắc-xin ngừa bệnh sởi, sởi - quai bị - rubella, có từ 5-15% trẻ bị sốt, 5% ca nổi ban toàn thân, riêng uốn ván có 10% sốt và 25% ca bị kích thích toàn thân.Bên cạnh các phản ứng nhẹ ở trên bé có thể mắc phải những phản ứng sau tiêm nặng gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và tính mạng. Có thể một vài trường hợp bé sau khi tiêm vắc-xin BCG phòng lao bị phản ứng nặng. Biểu hiện là viêm hạch có mủ thường xuất hiện từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 sau khi tiêmVới vắc-xin viêm gan siêu vi B, nguy cơ sốc phản vệ sau khi tiêm có thể xảy ra với tỉ lệ 1,1 ca/1.000.000 liều được chích và thường xảy ra trong vòng một giờ sau tiêm.Với vắc-xin viêm não Nhật Bản (dạng bất hoạt) có những phản ứng biểu hiện thần kinh như: viêm não, bệnh não, thần kinh ngoại biên, tỷ lệ 1-2,3 ca/1 triệu liều.Vắc-xin sởi, sởi - quai bị hoặc sởi - quai bị - rubella có thể gây co giật, sốt xuất hiện kéo dài từ 6-12 ngày, giảm tiểu cầu từ 15-35 ngày và cũng có khi sốc phản vệ. Tuy nhiên số ca phản ứng nặng tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 1-330ca/1.000.000 liều tiêm.Dù có thể xảy ra nhiều phản ứng phụ sau tiêm vắc xin nhưng cả phản ứng nhẹ và phản ứng nặng đều liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó, có thể do vắc-xin nhưng có khi do vấn đề bảo quản, cách tiêm chủng hay đơn giản là do người bệnh quá lo lắng...
Theo GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Trưởng ban quản lý Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia: Các loại vắc xin đều an toàn, tuy nhiên sau khi tiêm vắc xin trẻ hoàn toàn có thể xảy ra những phản ứng phụ nhẹ hoặc nặng hơn là sốc phản vệ. Theo GS. Hiển, phản ứng nhẹ thường xảy ra nhất tại vị trí tiêm như: sưng, đỏ, đau.
Phản ứng nặng hơn là bé có thể bị sốt. Dấu hiệu này là một phần của phản ứng miễn dịch cơ thể bé với virus.
Với những bé tiêm vắc-xin BCG ngừa bệnh lao được chích cho trẻ sơ sinh thì có đến 90-95% trường hợp có phản ứng sưng, đau, đỏ tại chỗ tiêm. Sau khoảng hai tuần lại xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó hai tuần, vết loét tự lành, để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm, chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch.
Khi bé tiêm vắc xin có tế bào ho gà thì thường biểu hiện sốt trên 38 độ và các triệu chứng kích thích toàn thân.
Với vắc-xin ngừa bệnh sởi, sởi - quai bị - rubella, có từ 5-15% trẻ bị sốt, 5% ca nổi ban toàn thân, riêng uốn ván có 10% sốt và 25% ca bị kích thích toàn thân.
Bên cạnh các phản ứng nhẹ ở trên bé có thể mắc phải những phản ứng sau tiêm nặng gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và tính mạng. Có thể một vài trường hợp bé sau khi tiêm vắc-xin BCG phòng lao bị phản ứng nặng. Biểu hiện là viêm hạch có mủ thường xuất hiện từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 sau khi tiêm
Với vắc-xin viêm gan siêu vi B, nguy cơ sốc phản vệ sau khi tiêm có thể xảy ra với tỉ lệ 1,1 ca/1.000.000 liều được chích và thường xảy ra trong vòng một giờ sau tiêm.
Với vắc-xin viêm não Nhật Bản (dạng bất hoạt) có những phản ứng biểu hiện thần kinh như: viêm não, bệnh não, thần kinh ngoại biên, tỷ lệ 1-2,3 ca/1 triệu liều.
Vắc-xin sởi, sởi - quai bị hoặc sởi - quai bị - rubella có thể gây co giật, sốt xuất hiện kéo dài từ 6-12 ngày, giảm tiểu cầu từ 15-35 ngày và cũng có khi sốc phản vệ. Tuy nhiên số ca phản ứng nặng tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 1-330ca/1.000.000 liều tiêm.
Dù có thể xảy ra nhiều phản ứng phụ sau tiêm vắc xin nhưng cả phản ứng nhẹ và phản ứng nặng đều liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó, có thể do vắc-xin nhưng có khi do vấn đề bảo quản, cách tiêm chủng hay đơn giản là do người bệnh quá lo lắng...