Mỗi loại thịt gà hay lợn, bò hay bê … đều có giá trị dinh dưỡng riêng. Xin mách mẹ những bí quyết chọn thịt và chấm điểm những loại thịt tốt nhất cho bé từ cao xuống thấp. 1. Thịt bò. Thịt bò chứa nhiều sắt và folate rất tốt cho trẻ và cũng là loại thịt dễ tiêu hóa phù hợp với đường ruột trẻ mới tập ăn dặm. Tuy nhiên từng miếng thịt bò ở các vị trí khác nhau thì thành phần dinh dưỡng cũng khác nhau. Với bé mới tập ăn dặm thì phần thịt thích hợp nhất cho bé ăn là thịt thăn bò, phần thịt này vừa mềm vừa không chứa nhiều sợi mỡ, giầu sắt và rất tốt cho bé ăn dặm. Loại thịt kế tiếp là thịt mông hoặc thịt bắp bò cũng tốt cho bé tuy nhiên thịt bắp bò thường giòn vì chứa nhiều gân khi nấu lên sẽ không mềm như thịt thăn. Không nên chọn cho bé những phần thịt chứa nhiều mỡ như: Sườn bò, gầu, những miếng thịt này chứa hàm lượng mỡ cao (sợi mầu trắng và vàng lẫn với phần thịt, mầu thường sáng) thịt càng nạc thì mầu càng tối)
2. Thịt lợn. Có giá trị dinh dưỡng ngang thịt bò nếu mẹ biết cách chọn và chế biến đúng cách. Thịt thăn lợn rất giàu vitamin B và protein cao hơn hẳn thịt bò và thịt gà, chứa nhiều vitamin B1, B12, photpho cùng hàm lượng protein cao, ít chất béo phù hợp với bé ăn dặm. Tuy nhiên, những phần thịt khác như sườn nạc cũng rất hợp cho trẻ. Phần thịt bé nên tránh ăn là thịt ba chỉ, nó có giá trị dinh dưỡng thấp và nhiều mỡ gây khó tiêu cho trẻ. 3. Thịt gà. Thịt gà cũng là sản phẩm giầu dinh dưỡng cho các bé mới tập ăn dặm, trong thịt gà có chứa nhiều đạm, ít mỡ và nạc hơn thịt đỏ. Thịt gà có thể chia thành 2 loại: Loại thịt trắng: thường có ở phần sườn, ức, hay đầu cánh, thịt gà có mầu trắng chứa ít calo, chất béo và cholesterol hơn thịt màu nâu. Thịt màu nâu tập trung nhiều ở đùi và má đùi, chứa nhiều vitamin B, sắt, chất béo cũng như calo. Nếu muốn cung cấp thêm năng lượng và sắt cho con thì các mẹ nên chọn thịt có màu nâu. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý trẻ dưới 1 tuổi khi chế biến nên bỏ phần da, vì khi nấu chất béo trong thịt sẽ thoát hết ra ngoài da gà. 4. Thịt hải sản. Đạm trong hải sản nói chung cũng như cá thường hay gây dị ứng cho trẻ vì vậy nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 là tốt nhất. Hầu hết các loại hải sản rất giàu canxi rất cần cho răng và xương, vì vậy đến độ tuổi bé mọc răng, mẹ nên cho con ăn loại thịt này. Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo, tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm. Trẻ từ 3 tuổi trở lên, ngoài ăn các loại cháo, mỳ, miến nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp: Cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp. Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn loại tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé. 5. Thịt vịt. Trong thịt vịt hàm lượng chất béo thấp, hàm lượng cholesterol cao gấp đôi thịt bò, trong khi hàm lượng sắt không phải quá cao, do đó thịt vịt chỉ để đổi món cho bé thêm lạ miệng và phong phú thực đơn. Thịt vịt có tính hàn vì thế trẻ đi tả và không quen vị hàn lạnh mẹ không nên cho con ăn. Trẻ dưới 1 tuổi cũng nên kị loại thịt này.
Mỗi loại thịt gà hay lợn, bò hay bê … đều có giá trị dinh dưỡng riêng. Xin mách mẹ những bí quyết chọn thịt và chấm điểm những loại thịt tốt nhất cho bé từ cao xuống thấp.
1. Thịt bò. Thịt bò chứa nhiều sắt và folate rất tốt cho trẻ và cũng là loại thịt dễ tiêu hóa phù hợp với đường ruột trẻ mới tập ăn dặm. Tuy nhiên từng miếng thịt bò ở các vị trí khác nhau thì thành phần dinh dưỡng cũng khác nhau.
Với bé mới tập ăn dặm thì phần thịt thích hợp nhất cho bé ăn là thịt thăn bò, phần thịt này vừa mềm vừa không chứa nhiều sợi mỡ, giầu sắt và rất tốt cho bé ăn dặm. Loại thịt kế tiếp là thịt mông hoặc thịt bắp bò cũng tốt cho bé tuy nhiên thịt bắp bò thường giòn vì chứa nhiều gân khi nấu lên sẽ không mềm như thịt thăn.
Không nên chọn cho bé những phần thịt chứa nhiều mỡ như: Sườn bò, gầu, những miếng thịt này chứa hàm lượng mỡ cao (sợi mầu trắng và vàng lẫn với phần thịt, mầu thường sáng) thịt càng nạc thì mầu càng tối)
2. Thịt lợn. Có giá trị dinh dưỡng ngang thịt bò nếu mẹ biết cách chọn và chế biến đúng cách. Thịt thăn lợn rất giàu vitamin B và protein cao hơn hẳn thịt bò và thịt gà, chứa nhiều vitamin B1, B12, photpho cùng hàm lượng protein cao, ít chất béo phù hợp với bé ăn dặm.
Tuy nhiên, những phần thịt khác như sườn nạc cũng rất hợp cho trẻ. Phần thịt bé nên tránh ăn là thịt ba chỉ, nó có giá trị dinh dưỡng thấp và nhiều mỡ gây khó tiêu cho trẻ.
3. Thịt gà. Thịt gà cũng là sản phẩm giầu dinh dưỡng cho các bé mới tập ăn dặm, trong thịt gà có chứa nhiều đạm, ít mỡ và nạc hơn thịt đỏ. Thịt gà có thể chia thành 2 loại: Loại thịt trắng: thường có ở phần sườn, ức, hay đầu cánh, thịt gà có mầu trắng chứa ít calo, chất béo và cholesterol hơn thịt màu nâu.
Thịt màu nâu tập trung nhiều ở đùi và má đùi, chứa nhiều vitamin B, sắt, chất béo cũng như calo. Nếu muốn cung cấp thêm năng lượng và sắt cho con thì các mẹ nên chọn thịt có màu nâu. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý trẻ dưới 1 tuổi khi chế biến nên bỏ phần da, vì khi nấu chất béo trong thịt sẽ thoát hết ra ngoài da gà.
4. Thịt hải sản. Đạm trong hải sản nói chung cũng như cá thường hay gây dị ứng cho trẻ vì vậy nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 là tốt nhất. Hầu hết các loại hải sản rất giàu canxi rất cần cho răng và xương, vì vậy đến độ tuổi bé mọc răng, mẹ nên cho con ăn loại thịt này.
Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo, tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm. Trẻ từ 3 tuổi trở lên, ngoài ăn các loại cháo, mỳ, miến nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp: Cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp. Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn loại tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé.
5. Thịt vịt. Trong thịt vịt hàm lượng chất béo thấp, hàm lượng cholesterol cao gấp đôi thịt bò, trong khi hàm lượng sắt không phải quá cao, do đó thịt vịt chỉ để đổi món cho bé thêm lạ miệng và phong phú thực đơn. Thịt vịt có tính hàn vì thế trẻ đi tả và không quen vị hàn lạnh mẹ không nên cho con ăn. Trẻ dưới 1 tuổi cũng nên kị loại thịt này.