Trẻ nhỏ ham khám phá, suy nghĩ chưa chín, thường xuyên mắc lỗi trong quá trình khôn lớn. Tuy vậy, không phải bố mẹ nào cũng đủ kiên nhẫn, bao dung để giải thích, định hướng cho con. Thậm chí, nhiều người không kiểm soát cảm xúc, sẵn sàng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với trẻ. (Ảnh: WP, minh họa)Điều này rất không có lợi cho thể chất lẫn tinh thần trẻ, đặc biệt khi tác động đến những vị trí nguy hiểm ở trẻ dưới đây.1. Mông. Nhiều bố mẹ cho rằng mông nơi “an toàn” để tác động vật lý. Thực tế, mông chứa nhiều mô mềm, làn da cũng rất mỏng. Bố mẹ đánh con vào khu vực này dễ làm tổn thương mô, hình thành những vết bầm tím.Một lý do không nên đánh vào mông trẻ là bộ phận này rất gần với cột sống. Trong khi đó, mô não trong hộp sọ kết nối với cột sống. Cha mẹ không kiềm chế được cơn giận, dùng sức quá mạnh khiến mông trẻ bị tác động đột ngột. Lực đánh truyền qua cột sống có thể gây ra các biến dạng của hộp sọ, gây thiệt hại cho thân não, ảnh hưởng đến trí tuệ bé.Mặt khác, đánh vào mông khiến trẻ đau đớn, lăn lộn phản ứng. Bố mẹ không để ý có thể làm tổn thương vùng nhạy cảm của bé. Nhiều trường hợp, vết thương nghiêm trọng không thể cứu vãn.2. Lưng. Trẻ mắc lỗi, giận đến đâu bạn cũng không nên “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với trẻ, đặc biệt vùng lưng. Lưng có nhiều dây thần kinh phân bố, đồng thời gần với cột sống, tủy sống và các cơ quan nội tạng.Dùng lực đánh con dễ tổn thương các dây thần kinh vùng lưng, cột sống. Nhiều trường hợp còn có thể gây tổn thương tỳ, thận gây hậu quả nghiêm trọng.3. Đầu. Nhiều cha mẹ quy chụp con ngốc nghếch, tiện tay đánh vào đầu và gáy trẻ. Đầu là bộ phận rất dễ tổn thương nên dù phẫn nộ đến mấy tuyệt đối không nên tác động. Thực vậy, đầu tập trung nhiều dây thần kinh. Đánh vào vị trí hiểm này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, sự phát triển trí tuệ trẻ.Đặc biệt, đầu có vị trí cực hiểm là thái dương và gáy. Tác động mạnh vào thái dương có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh thị giác, thậm chí gây mù lòa. Trong khi đó, tác động lực vào gáy có thể gây sốc trung tâm hô hấp, biến chứng không thể hồi phục.4. Tai. Không kiểm soát cơn giận, nhiều cha mẹ sẵn sàng bạt tai hoặc kéo mạnh tai con. Theo chuyên gia, tai là vị trí rất nhạy cảm. Đặc biệt, vị trí gốc tai là phần kết nối của thân não với tủy sống. Kéo mạnh tai trẻ sẽ gây tổn thương màng nhĩ và thân não. Hậu quả là trẻ bị ảnh hưởng thính giác, ù tai, ngất xỉu, thậm chí là điếc.Chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, dạy trẻ bằng roi vọt hay mạt sát bằng lời nói chưa bao giờ hiệu quả. Nó chỉ khiến đứa trẻ sợ hãi mà làm hài lòng bố mẹ nhất thời. Thay vì bạo hành thể chất lẫn tinh thần trẻ, bố mẹ nên kiểm soát cơn giận, giải thích lỗi của trẻ, hướng trẻ tới cách hành xử đúng. Trường hợp cần răn đe, bố mẹ có thể áp dụng những cách như úp mặt vào tường, làm việc nhà, cắt tiền tiêu vặt,... Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng “rung lắc” gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. (Nguồn video: THVL)
Trẻ nhỏ ham khám phá, suy nghĩ chưa chín, thường xuyên mắc lỗi trong quá trình khôn lớn. Tuy vậy, không phải bố mẹ nào cũng đủ kiên nhẫn, bao dung để giải thích, định hướng cho con. Thậm chí, nhiều người không kiểm soát cảm xúc, sẵn sàng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với trẻ. (Ảnh: WP, minh họa)
Điều này rất không có lợi cho thể chất lẫn tinh thần trẻ, đặc biệt khi tác động đến những vị trí nguy hiểm ở trẻ dưới đây.
1. Mông. Nhiều bố mẹ cho rằng mông nơi “an toàn” để tác động vật lý. Thực tế, mông chứa nhiều mô mềm, làn da cũng rất mỏng. Bố mẹ đánh con vào khu vực này dễ làm tổn thương mô, hình thành những vết bầm tím.
Một lý do không nên đánh vào mông trẻ là bộ phận này rất gần với cột sống. Trong khi đó, mô não trong hộp sọ kết nối với cột sống. Cha mẹ không kiềm chế được cơn giận, dùng sức quá mạnh khiến mông trẻ bị tác động đột ngột. Lực đánh truyền qua cột sống có thể gây ra các biến dạng của hộp sọ, gây thiệt hại cho thân não, ảnh hưởng đến trí tuệ bé.
Mặt khác, đánh vào mông khiến trẻ đau đớn, lăn lộn phản ứng. Bố mẹ không để ý có thể làm tổn thương vùng nhạy cảm của bé. Nhiều trường hợp, vết thương nghiêm trọng không thể cứu vãn.
2. Lưng. Trẻ mắc lỗi, giận đến đâu bạn cũng không nên “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với trẻ, đặc biệt vùng lưng. Lưng có nhiều dây thần kinh phân bố, đồng thời gần với cột sống, tủy sống và các cơ quan nội tạng.
Dùng lực đánh con dễ tổn thương các dây thần kinh vùng lưng, cột sống. Nhiều trường hợp còn có thể gây tổn thương tỳ, thận gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Đầu. Nhiều cha mẹ quy chụp con ngốc nghếch, tiện tay đánh vào đầu và gáy trẻ. Đầu là bộ phận rất dễ tổn thương nên dù phẫn nộ đến mấy tuyệt đối không nên tác động. Thực vậy, đầu tập trung nhiều dây thần kinh. Đánh vào vị trí hiểm này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, sự phát triển trí tuệ trẻ.
Đặc biệt, đầu có vị trí cực hiểm là thái dương và gáy. Tác động mạnh vào thái dương có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh thị giác, thậm chí gây mù lòa. Trong khi đó, tác động lực vào gáy có thể gây sốc trung tâm hô hấp, biến chứng không thể hồi phục.
4. Tai. Không kiểm soát cơn giận, nhiều cha mẹ sẵn sàng bạt tai hoặc kéo mạnh tai con. Theo chuyên gia, tai là vị trí rất nhạy cảm. Đặc biệt, vị trí gốc tai là phần kết nối của thân não với tủy sống. Kéo mạnh tai trẻ sẽ gây tổn thương màng nhĩ và thân não. Hậu quả là trẻ bị ảnh hưởng thính giác, ù tai, ngất xỉu, thậm chí là điếc.
Chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, dạy trẻ bằng roi vọt hay mạt sát bằng lời nói chưa bao giờ hiệu quả. Nó chỉ khiến đứa trẻ sợ hãi mà làm hài lòng bố mẹ nhất thời. Thay vì bạo hành thể chất lẫn tinh thần trẻ, bố mẹ nên kiểm soát cơn giận, giải thích lỗi của trẻ, hướng trẻ tới cách hành xử đúng. Trường hợp cần răn đe, bố mẹ có thể áp dụng những cách như úp mặt vào tường, làm việc nhà, cắt tiền tiêu vặt,...
Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng “rung lắc” gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. (Nguồn video: THVL)