1. Bệnh đường hô hấp. Trời nồm với độ ẩm cao, nhiệt độ tương đối thấp thường tạo điều kiện cho các vi sinh vật, nấm, các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh và phát tán trong không gian. Đây cũng là nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc phải các căn bệnh đường hô hấp.Các căn bệnh hô hấp dễ mắc khi trời nồm thường gặp phải là dị ứng đường hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm khí quản, phế quản cấp… Các căn bệnh này rất nguy hiểm bởi có thể trở thành mãn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, các bạn cần tự bảo vệ trẻ và bản thân mình trước các tác nhân gây bệnh.Để phòng tránh các căn bệnh đường hô hấp, cần giữ ấm cho cơ thể cho trẻ, đeo khẩu trang khi đi đường và đến chỗ đông người, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng cường uống nước để nâng cao sức đề kháng… Khi có biểu hiện mắc bệnh, các bạn cần gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.2. Bệnh về da. Trời nồm thường khiến cho làn da trở nên ẩm ướt và tiết nhiều dầu hơn. Không những thế, độ ẩm không khí cao còn khiến cho các vi khuẩn, bụi bẩm xâm nhập và phát triển, từ đó gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm về da như viêm da, dị ứng...3. Ngoài ra, nồm ẩm còn dễ khiến cơ thể mắc các bệnh sốt phát ban, thuỷ đậu, rubella ở trẻ nhỏ. Do đó, khi thấy trẻ ho, sốt... cần đưa đi khám sớm để tránh bệnh chuyển nặng. Nên đưa trẻ nhỏ đi tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh. Nếu trẻ ốm nên cho trẻ nghỉ học, vừa để chăm sóc vừa để tránh lây lan trong nhà trẻ, trường học.4. Thủy đậu. Thủy đậu là một căn bệnh nguy hiểm do virus Varicella Zoster gây nên với biểu hiện là các nốt tròn nhỏ khắp cơ thể, gây ngứa, sau đó chuyển thành mụn nước và khô đi sau 5 – 7 ngày. Căn bệnh này rất dễ lây nhiễm, nhất là trong điều kiện thời tiết nồm, ẩm ướt, khi chúng ta tiếp xúc với nguồn bệnh, kể cả qua đường hô hấp.Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo, thậm chí dẫn tới những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não… Cách tốt nhất là hãy phòng chống thủy đậu ngay từ đầu bằng biện pháp tiêm chủng ngừa bệnh và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, kể cả quần áo, đồ đạc… của người mắc bệnh.5. Bệnh sởi. Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Bệnh thường gặp nhất vào cuối đông và mùa xuân vì thời điểm này độ ẩm tăng cao, không khí ẩm mốc, vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở. Sởi là bệnh rất dễ điều trị, có thể tự khỏi nhưng nếu không chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tử vong ở những trẻ dưới 5 tuổi. Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao là những trẻ có thể trạng yếu, sinh non, không được tiêm phòng ngừa vắc xin đầy đủ.
1. Bệnh đường hô hấp. Trời nồm với độ ẩm cao, nhiệt độ tương đối thấp thường tạo điều kiện cho các vi sinh vật, nấm, các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh và phát tán trong không gian. Đây cũng là nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc phải các căn bệnh đường hô hấp.
Các căn bệnh hô hấp dễ mắc khi trời nồm thường gặp phải là dị ứng đường hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm khí quản, phế quản cấp… Các căn bệnh này rất nguy hiểm bởi có thể trở thành mãn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, các bạn cần tự bảo vệ trẻ và bản thân mình trước các tác nhân gây bệnh.
Để phòng tránh các căn bệnh đường hô hấp, cần giữ ấm cho cơ thể cho trẻ, đeo khẩu trang khi đi đường và đến chỗ đông người, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng cường uống nước để nâng cao sức đề kháng… Khi có biểu hiện mắc bệnh, các bạn cần gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
2. Bệnh về da. Trời nồm thường khiến cho làn da trở nên ẩm ướt và tiết nhiều dầu hơn. Không những thế, độ ẩm không khí cao còn khiến cho các vi khuẩn, bụi bẩm xâm nhập và phát triển, từ đó gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm về da như viêm da, dị ứng...
3. Ngoài ra, nồm ẩm còn dễ khiến cơ thể mắc các bệnh sốt phát ban, thuỷ đậu, rubella ở trẻ nhỏ. Do đó, khi thấy trẻ ho, sốt... cần đưa đi khám sớm để tránh bệnh chuyển nặng. Nên đưa trẻ nhỏ đi tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh. Nếu trẻ ốm nên cho trẻ nghỉ học, vừa để chăm sóc vừa để tránh lây lan trong nhà trẻ, trường học.
4. Thủy đậu. Thủy đậu là một căn bệnh nguy hiểm do virus Varicella Zoster gây nên với biểu hiện là các nốt tròn nhỏ khắp cơ thể, gây ngứa, sau đó chuyển thành mụn nước và khô đi sau 5 – 7 ngày. Căn bệnh này rất dễ lây nhiễm, nhất là trong điều kiện thời tiết nồm, ẩm ướt, khi chúng ta tiếp xúc với nguồn bệnh, kể cả qua đường hô hấp.
Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo, thậm chí dẫn tới những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não… Cách tốt nhất là hãy phòng chống thủy đậu ngay từ đầu bằng biện pháp tiêm chủng ngừa bệnh và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, kể cả quần áo, đồ đạc… của người mắc bệnh.
5. Bệnh sởi. Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Bệnh thường gặp nhất vào cuối đông và mùa xuân vì thời điểm này độ ẩm tăng cao, không khí ẩm mốc, vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở. Sởi là bệnh rất dễ điều trị, có thể tự khỏi nhưng nếu không chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tử vong ở những trẻ dưới 5 tuổi. Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao là những trẻ có thể trạng yếu, sinh non, không được tiêm phòng ngừa vắc xin đầy đủ.