Những đòi hỏi về lưỡng dinh dưỡng cũng cấp cho bà bầu cao hơn người bình thường rất nhiều lần.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng các loại vi chất, vitamin trong thời kì mang thai là hết sức quan trọng với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.
Tuy nhiên không phải bất kỳ thời điểm nào cũng có thể ăn mọi loại thực phẩm. Từng thời điểm từng tháng mang thai, bà bầu nên biết mình thiếu và cần bổ sung gì cho cơ thể và tìm được chế độ ăn an toàn, phù hợp nhất trong 9 tháng 10 ngày.
|
Ảnh minh họa. |
Trong tháng đầu của kỳ mang thai với những người mẹ khỏe mạnh thì thời kì này chưa cần ăn quá nhiều vì những đòi hỏi về chất dinh dưỡng của thai nhi không quá mạnh mẽ. Thai phụ nên ăn loại thực phẩm có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá...
Ngoài ra thai phụ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong… Để giảm tình trạng ốm nghén bà mẹ nên ăn làm nhiều bữa và bổ sung thêm các loại hoa quả.
Tháng thứ 4, 5,6
Thời điểm này tình trạng ốm nghén đã giảm. Thai nhi phát triển rất nhanh, vì thế cần có đủ nhiệt lượng, protein và vitamin. Thai phụ cần bổ sung nhiều dạng thức ăn giàu dinh dưỡng và có tác dụng điều hòa thai nhi giúp thai ổn định.
Đặc biệt nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B9, PP, B12, C, D, E. Ăn nhiều thức ăn có chứa protein phong phú như: thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu. Bổ sung sắt tạo máu cho cơ thể
Người mẹ cũng cần cố gắng hấp thu các chất này từ cá, thịt, trứng và chế phẩm từ đậu; rau có màu xanh, vàng; gan động vật… Bổ sung canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…
Tháng 7, 8, 9
Bà bầu nên giảm những đồ ăn vặt ít dinh dưỡng như sô cô la, bánh ngọt, bánh quy, nói chung là đồ ăn ngọt; tăng cường rau xanh và quả tươi. Nên ăn nhiều cá: cá hồi, cá ngừ hay cá thu vì có chứa nhiều axit béo omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi
Bước sang tháng thứ 8 nên ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa.
Uống thật nhiều nước khi mang thai. đồng thời tăng cường các loại thức ăn khác nhau như bột mì, gạo, ngũ cốc thô, đậu nành và các sản phẩm từ đậu. Nên tăng cường ăn rau để chống táo bón và sử dụng nhiều thực phẩm ít muối để tránh bị phù nề.