Mục đích của Đại hội là trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ Công ty từ 80 tỷ lên 160 tỷ đồng thay thế chủ trương tăng vốn Điều lệ đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên trong tháng 6.
Nguyên nhân tăng vốn được cho là do nhu cầu vốn đầu tư vào một số dự án, cụ thể phương án sẽ được tiết lộ tại Đại hội đồng cổ đông bất thường tới.
Được biết, theo kế hoạch đã thông qua tại ĐHCĐ thường niên trước đó, lộ trình tăng của Bảo Ngọc là năm 2020 tăng vốn lên 120 tỷ đồng, năm 2021 tăng vốn lên 160 tỷ đồng, tuy nhiên năm 2020 Công ty vẫn chưa thực hiện.
|
BNA muốn tăng vốn lên gấp đôi. |
Bánh ngọt Bảo Ngọc được thành lập và hoạt động từ năm 2012, chính thức trở thành công ty đại chúng từ tháng 5/2018 với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất các loại bánh từ bột, sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự; sản xuất ca cao, socola và mứt kẹo...
Tính đến ngày 12/6, cổ đông lớn nhất của Bánh ngọt Bảo Ngọc là ông Lê Đức Thuấn - Chủ tịch HĐQT với tỷ lệ sở hữu là 36% vốn. Hai cổ đông lớn khác là CTCP Á Long (tỷ lệ 18,8%) và CTCP Đầu tư Homeconstruct (tỷ lệ 5,9%).
Ngày 12/10 vừa qua, 8 triệu cổ phiếu BNA của CTCP Đầu tư sản xuất Bảo Ngọc (bánh Bảo Ngọc) đã chính thức niêm yết trên HNX.
Từ đầu tháng 11, cổ phiếu BNA giao dịch khởi sắc. Hiện tại, giá cổ phiếu BNA tăng 0,6% ở mức 33.800 đồng/cổ phiếu, tăng 30% so với ngày giao dịch đầu tiên.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng, BNA báo doanh thu thuần lũy kế gấp 2 lần cùng kỳ, đạt hơn 364 tỷ đồng. Lãi gộp theo đó cũng tăng 78%, lên mức gần 59 tỷ đồng.
Dù chi phí tăng nhưng lãi ròng lũy kế của Công ty vẫn gấp hơn 2 lần cùng kỳ khi đạt gần 23 tỷ đồng.
Cuối tháng 9/2020, khoản phải thu ngắn hạn của BNA gấp hơn 3 lần đầu năm, đạt gần 193 tỷ đồng, chiếm 50% tổng tài sản của Công ty. Trong khi đó, tổng tài sản cũng gấp 2 lần thời điểm cuối năm 2019, lên mức hơn 385 tỷ đồng.
Nợ phải trả tại ngày 30/09 của Công ty gấp gần 4 lần đầu năm, lên mức hơn 236 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 49%, đạt gần 46 tỷ đồng.