Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, vốn chủ sở hữu của VSIP lại tăng nhẹ 6% so kỳ trước, lên mức 14.148 tỷ đồng. Do đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Vsip kỳ này giảm hơn phân nửa so cùng kỳ, xuống vỏn vẹn 3,13%.
Trong khi đó, năm 2020, VSIP ghi nhận lợi nhuận sau thuế 1.437 tỷ đồng, sang năm 2021 tăng nhẹ lên 1.794 và năm 2022 tăng mạnh 25% khi đạt 2.258 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, hệ số nợ phải trả của VSIP tăng lên mức 10.328 tỷ, so mức 8.528 tỷ của cùng kỳ. Trong đó, dư nợ trái phiếu chỉ chiếm ở mức thấp chỉ 990 tỷ đồng.
Số trái phiếu này của VSIP được phát hành ngày 20/7/2021 với kỳ hạn 7 năm, mệnh giá 1.000 tỷ đồng. Kỳ tính lãi 1 năm và vừa qua, 20/7 là ngày thanh toán lãi theo kế hoạch.
Hồi tháng 6 vừa qua, VSIP vừa nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc gửi nội dung công bố thông tin định kỳ không đúng thời hạn theo quy định của Sở GDCK Hà Nội.
VSIP Group là liên doanh giữa Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex IDC (Việt Nam) và liên minh các nhà đầu tư Singapore do Sembcorp Development Ltd (Singapore) dẫn đầu.
Được hình thành từ năm 1996, đến nay VSIP Group đã phát triển được chuỗi 13 khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ có quy mô trên 10.362 ha.
Đến nay đã có các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore được triển khai tại nhiều tỉnh thành như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Cần Thơ.
VSIP đang cung cấp hạ tầng sản xuất cho 882 khách hàng đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư 18 tỷ USD, tạo việc làm cho 288.300 lao động trong nước và nước ngoài.
Vào tháng 3 vừa qua, VSIP đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với đại diện lãnh đạo 9 tỉnh, thành phố gồm: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định để tiến hành nghiên cứu tính khả thi cho các khu công nghiệp, trung tâm đô thị và dịch vụ.