Theo đó, toàn bộ 3,56 triệu cổ phần, chiếm 49,89% vốn nhà nước đã được SCIC chuyển nhượng lại cho CTCP Vĩnh Hoàn. Ngày hiệu lực chuyển quyền là ngày 22/1.
Trước đó, VHC có đăng ký tham gia đợt chào bán cạnh tranh cổ phần tại này nhưng do theo quy chế đấu giá chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký tham gia nên phiên đấu giá đã bị huỷ. Do đó đợt này VHC quyết tâm mua trực tiếp từ SCIC.
SGC có vốn điều lệ hơn 71 tỷ đồng, như vậy sau khi chuyển sở hữu thì ngoài VHC, cổ đông lớn thứ 2 của SGC chính là Thành viên HĐQT Trần Thị Thanh Thuý với tỷ lệ nắm giứ 21% vốn.
Số tiền Vĩnh Hoàn chi ra cho thương vụ trên dự kiến gần 348 tỷ đồng. Doanh nghiệp ngành cá tra này vốn không xa lạ với các thương vụ M&A.
Năm 2017, Vĩnh Hoàn đã mua lại 100% cổ phần CTCP Thủy sản Thanh Bình Đồng Tháp để tăng năng lực sản xuất. Sau đó, công ty tiếp tục mua lại một nhà máy chế biến để thành lập công ty Vĩnh Phước.
|
VHC đã mua lại vốn SGC từ SCIC. |
Ngoài đầu tư tài chính vào các công ty, Vĩnh Hoàn còn là một nhà đầu tư tổ chức F0 tiêu biểu, tham gia vào thị trường chứng khoán trong năm 2020 để kiếm lợi nhuận chênh lệch. Như tại thời điểm cuối quý 2, danh mục cổ phiếu do Vĩnh Hoàn đầu tư có giá trị gần 194 tỷ đồng.
Sau khi “chốt lời” một phần, giá trị danh mục đầu tư thu hẹp còn 118 tỷ đồng. Đồng thời, công ty cũng ghi nhận khoản lãi kinh doanh gần 37 tỷ đồng, bù đắp một phần sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh chính.
Còn tính trong năm 2020, VHC ghi nhận lãi chứng khoán kinh doanh gần 63,6 tỷ đồng, lỗ chứng khoán kinh doanh 16,2 tỷ đồng. Như vậy, hoạt động kinh doanh chứng khoán trong năm giúp VHC lãi ròng 47,4 tỷ đồng.