Nằm tại Vĩnh Long, ngôi nhà được thiết kế bằng cảm nhận của kiến trúc sư về sự thâm trầm, chắt chiu của một ngôi nhà “lâu đời” chất chứa bao thói quen, ký ức của chủ nhân những năm đầu sau Giải phóng.Gia chủ là một cặp vợ chồng đã về hưu, mong muốn cải tạo nhà thành chốn khang trang hơn để tận hưởng tuổi già và sum vầy với con cháu mỗi dịp lễ, Tết.Căn nhà cũ, xây dựng trên nền đất yếu.Theo thời gian, thành phố thay thế thị trấn; những ngôi nhà mới thay thế những ngôi nhà cũ. Tuy nhiên, ngôi nhà song lập này sau nhiều lần sửa chữa vẫn giữ được hình dáng ban đầu, tuy không hoàn hảo nhưng đủ để giữ được tinh thần của một ngôi nhà truyền thống Nam Bộ.Phương án thiết kế là giữ lại nửa mái trước và hàng hiên để giữ được sự hài hòa cho tổng thể khung cảnh và tinh thần của một ngôi nhà Nam Bộ.Ngôn ngữ "nửa mái" được áp dụng cho khối nhà xây mới phía sau tạo sự đồng nhất cho công trình. Ngôn ngữ tạo hình bắt đầu từ ngôi nhà hiện hữu sẽ khiến ngôi nhà hiện đại nhưng thân thuộc.Vật liệu tháo dỡ từ ngôi nhà cũ, các chậu cây kiểng và vật dụng vốn có được chọn lọc, hoàn thiện tái sử dụng; sắp xếp lại hòa trộn với những phần xây dựng mới.Hệ khung kết cấu được gia cố bởi dàn kèo thép có khoảng vượt 5m giải phóng hoàn toàn hàng cột hiên dưới, giúp không gian chung thoáng mở, xóa nhòa giới hạn trong ngoài.Khu nhà phía trước được cải tạo, tháo dỡ phần cơi nới và xây mới thành khu nhà 2 tầng có 3 phòng ngủ.Phòng bếp mộc mạc, gợi nhớ ký ức xưa.Phần xây mới phía sau tách rời khu nhà cải tạo phía trước bởi cầu thang và sân trong, chia hệ kết cấu thành 2 phần độc lập giúp tiết kiệm chi phí thi công.Phòng ngủ đơn giản và thoáng đãng. Nguồn ảnh: Quang DamVideo: Nhà 25m2- cơ hội có nhà cho nhiều người? Nguồn: VTV24
Nằm tại Vĩnh Long, ngôi nhà được thiết kế bằng cảm nhận của kiến trúc sư về sự thâm trầm, chắt chiu của một ngôi nhà “lâu đời” chất chứa bao thói quen, ký ức của chủ nhân những năm đầu sau Giải phóng.
Gia chủ là một cặp vợ chồng đã về hưu, mong muốn cải tạo nhà thành chốn khang trang hơn để tận hưởng tuổi già và sum vầy với con cháu mỗi dịp lễ, Tết.
Căn nhà cũ, xây dựng trên nền đất yếu.
Theo thời gian, thành phố thay thế thị trấn; những ngôi nhà mới thay thế những ngôi nhà cũ. Tuy nhiên, ngôi nhà song lập này sau nhiều lần sửa chữa vẫn giữ được hình dáng ban đầu, tuy không hoàn hảo nhưng đủ để giữ được tinh thần của một ngôi nhà truyền thống Nam Bộ.
Phương án thiết kế là giữ lại nửa mái trước và hàng hiên để giữ được sự hài hòa cho tổng thể khung cảnh và tinh thần của một ngôi nhà Nam Bộ.
Ngôn ngữ "nửa mái" được áp dụng cho khối nhà xây mới phía sau tạo sự đồng nhất cho công trình. Ngôn ngữ tạo hình bắt đầu từ ngôi nhà hiện hữu sẽ khiến ngôi nhà hiện đại nhưng thân thuộc.
Vật liệu tháo dỡ từ ngôi nhà cũ, các chậu cây kiểng và vật dụng vốn có được chọn lọc, hoàn thiện tái sử dụng; sắp xếp lại hòa trộn với những phần xây dựng mới.
Hệ khung kết cấu được gia cố bởi dàn kèo thép có khoảng vượt 5m giải phóng hoàn toàn hàng cột hiên dưới, giúp không gian chung thoáng mở, xóa nhòa giới hạn trong ngoài.
Khu nhà phía trước được cải tạo, tháo dỡ phần cơi nới và xây mới thành khu nhà 2 tầng có 3 phòng ngủ.
Phòng bếp mộc mạc, gợi nhớ ký ức xưa.
Phần xây mới phía sau tách rời khu nhà cải tạo phía trước bởi cầu thang và sân trong, chia hệ kết cấu thành 2 phần độc lập giúp tiết kiệm chi phí thi công.
Phòng ngủ đơn giản và thoáng đãng. Nguồn ảnh: Quang Dam