Sốt trà đào ngâm, chị gái văn phòng lãi tiền triệu

Google News

Loại nước đào handmade được chị em giới văn phòng truyền tai nhau công thức chế biến cũng như bán lại với giá 150.000 đồng/lọ. Tranh thủ cơn sốt này, nhiều người chế biến nước đào handmade đang hốt bạc.

Chị Mai Thuỳ (Linh Đàm, Hà Nội) vừa hoàn thành hơn 100 lọ nước đào ngâm. Theo dự tính, chỉ trong một ngày, số hàng này sẽ giao cho bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm. Mỗi lọ chị lãi hơn 50.000 đồng.
“Món trà đào giải nhiệt, đảm bảo ngon rẻ, chất lượng và sạch. Trà đào là loại nước bổ máu huyết tốt cho người hay bị mệt mỏi, suy nhược”, theo quảng cáo của chị Thuỳ.
Cách đây không lâu, chị Thùy có học được công thức của một người bạn về việc ngâm trà đào. Chị tiến hành thử nghiệm tại nhà. Được nhiều người khen ngợi, chị Thùy mạnh dạn làm bán nước đào ngâm bán online. Mỗi năm tới mùa đào, chị lại làm món giải nhiệt này để bán.
Sot tra dao ngam, chi gai van phong lai tien trieu
Quảng cáo bán trà đào trên các trang mạng. 
Theo tiết lộ của chị Thuỳ, cách chế biến loại nước uống này không cầu kỳ nhưng đòi hỏi phải cẩn thận và sạch sẽ, nếu không sẽ không ngon và nhanh hỏng. “Uống nước sấu chán rồi thì uống trà đào cũng ngon, thêm vài củ sả nữa là chẳng khác gì ngoài quán cà phê”, chị cho biết.
Trên nhiều nhóm mạng xã hội về ăn uống và các mẹ trẻ, nhiều thành viên cũng đang rao bán món trà đào mới này. Giá trung bình một lọ trà đào ngâm từ 130-150 nghìn đồng. Người mua phần lớn là giới văn phòng và người trẻ.
“Đào ngâm thơm nên rất hấp dẫn, mùa này đào tươi nữa, nên tranh thủ mua về cho cả gia đình dùng”. Mai Anh, một thành viên bình luận.
Trong khi đó, một thành viên khác cho rằng, loại nước này chỉ là trà túi có hương đào, sau đó bỏ thêm đào tươi vào nên mức giá bán như vậy là khá đắt.
Bên cạnh đó, dù quảng cáo đào là hàng Việt Nam song nhiều người cho rằng phần lớn đó là hàng Trung Quốc. Chị Hương Mai cho hay, giá của đào Trung Quốc khá rẻ, quả đẹp mã, trái nào cũng hồng lựng, đỏ chót, đều tăm tắp nên rất hút hàng.
“Giá đào Trung Quốc rẻ, lại trồng từ vườn được chăm bón, không tự nhiên như đào rừng Việt Nam nên dân mình không thích ăn. Thế nên, người bán cứ quảng bá đây là đào Việt, đào Tây Bắc”, chị cho hay.
Theo Bảo Anh/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)