Với những người lớn lên ở làng quê Việt Nam, cây đinh lăng không còn xa lạ. Trước đây, loại cây này mọc tự nhiên ở khắp nơi, hoặc được người dân trồng làm cảnh trước cửa nhà, trồng ở trước các ngôi đình, ngôi chùa.
Từ xưa, lá đinh lăng đã được hái về làm thuốc hoặc làm nhiều món ăn ngon
Lá đinh lăng ăn sống, làm gia vị ăn kèm với gỏi cá, hay món nem tạo mùi vị hấp dẫn
Giờ đây, lá đinh lăng phơi khô được bán với giá 90.000-100.000 đồng/kg có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Đinh lăng từ khi trồng đến khi được thu hoạch lá và thân trong khoảng thời gian 2-3 năm.
Phần rễ của cây đinh lăng gần giống với nhân sâm Hàn Quốc hay ngọc linh sâm ở nước ta nên nó được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo"
Rễ đinh lăng phơi khô có người rao bán tới 400.000 đồng/kg. Gần đây, trên thị trường xuất hiện một thứ đặc sản lạ từ cây đinh lăng, đó là mứt đinh lăng
Anh Đinh Văn Thuận - chàng nông dân ở Hải Hậu, Nam Định đã nghiên cứu và cho ra sản phẩm "độc - lạ" này. Anh Thuận chia sẻ, không giống như các loại mứt thông thường, mứt đinh lăng không quá ngọt, màu vàng sẫm và dai hơn các loại mứt khác. Khi ăn mứt đinh lăng có vị ngọt mát, thơm như mùi sâm
Để làm mứt đinh lăng phải chọn những cây trên 5 năm tuổi vì chỉ có những cây này mới có loại củ to, rễ to, nhiều thịt Anh tiết lộ 1kg mứt đinh lăng bán ra thị trường có giá 450.000 đồng. Mỗi vụ Tết, anh xuất ra tạ rưỡi mứt đinh lăng thu về khoảng 70 triệu đồng.