Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa L.Harras thuộc họ Nhân sâm. Trong dân gian, cây đinh lăng còn có tên gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm.
|
Lá Đinh Lăng cực tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa. |
Đây là loại cây nhỏ thân nhẵn, cao khoảng 0,8 – 1m. Cây có lá kép 3 lằn xẻ lông chim, phiến lá có nhiều răng cưa không đều. Lá đinh lăng có mùi thơm. Cụm hoa đinh lăng có hình khuy ngắn, gồm có nhiều tán, gồm nhiều hoa nhỏ. Cây đinh lăng được trồng phổ biến khắp nơi nước ta.
Cách trồng cây đinh lăng khá đơn giản. Đinh lăng được trông bằng thân. Bạn chỉ cần cắt một cành và giâm xuống đất là cây sẽ mọc rễ và phát triển.
Đây là loại cây cảnh khá phổ biến được trồng theo nhiều gia đình. Không chỉ được dùng để làm rau sống, đinh lăng còn là một vị thuốc với công dụng bồi bổ sức khỏe và chữa được nhiều chứng bệnh. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của lá đinh lăng:
Lá đinh lăng có tác dụng lợi sữa
Bạn chỉ cần lấy một nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi cùng nước. Sau đó, chắc lấy nước và uống khi còn ấm để phát huy công dụng tốt nhất. Nếu nước bị nguội, bạn nên hâm lại cho nóng, không nên uống nước lạnh. Ngoài ra, để bảo quản lá đinh lăng, bạn có thể sao vàng sau đó hãm lấy nước chè uống hàng ngày.
Lá đinh lăng có tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa
Uống nước lá cây đinh lăng có tác dụng chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ngoài ra, đinh lăng còn có thể trị trĩ bằng cách sắc lá đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, dùng để xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, củ và cành cây đinh lăng còn được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Lá đinh lăng có tác dụng điều trị bệnh thận
Cây đinh lăng được nhiều người biết đến là loại cây có tác dụng lợi tiểu và điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Những người mắc bệnh thận uống nước lá đinh lăng mỗi ngày sẽ giúp lọc thận hiệu quả hơn.
Uống nước lá đinh lăng trị mụn và làm đẹp
Đây là tác dụng của lá đinh lăng được nhiều chị em tin dùng nhất. Trong lá đinh lăng tươi có chứa hoạt chất chống viêm và diệt khuẩn như Methionin và Cystein. Từ đó sẽ giúp làn da các chị em không bị mụn nhọt, mẩn ngứa và ngăn chặn các triệu chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, các vitamin trong lá đinh lăng sẽ giúp làn da trở nên trắng sáng và mịn màng hơn.
Uống nước lá đinh lăng chữa nhức mỏi chân tay
Những vitamin nhóm B có trong nước lá đinh lăng sẽ giúp cơ thể giảm nhức mỏi chân tay, hồi phục cơ thể rất tốt. Có thể tăng thêm hiệu quả nếu như bạn sử dụng rễ lá đinh lăng để sắc thuốc uống.
Công dụng lá đinh lăng phơi khô chữa thiếu máu
Ngoài lá đinh lăng tươi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá đinh lăng khô để điều trị chứng thiếu máu. Sử dụng kết hợp với hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh để sắc thuốc uống sẽ giúp bổ máu, tăng cường khí huyết.
Trị chứng mất ngủ
Đây là tác dụng của lá đinh lăng hiện nay được khá nhiều người quan tâm và sử dụng thường xuyên. Lá đinh lăng 24g, tang diệp 20g, lá vông 20g, tâm sen 12g, liên nhục 16g, tất cả kết hợp mang đi sắc với 400ml nước để uống. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày sau ăn sẽ giúp chữa chứng mất ngủ kinh niên và bồi bổ cho cơ thể.
Uống nước lá đinh lăng chữa rối loạn kinh nguyệt, đau tử cung
Nước lá đinh lăng giúp ổn định khí huyết, bổ dưỡng dành cho chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt hoặc đau tử cung. Ngoài ra nó còn giúp tăng sức đề kháng, giảm tối thiểu những cơn đau ở vùng bụng cho những chị em sau sinh.
Cách pha chế nước lá đinh lăng đúng nhất
- Với lá đinh lăng tươi: Chuẩn bị khoảng 100 đến 150g lá tươi, cùng với nửa lít nước sạch mới được đun sôi. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi cùng với nước sôi rồi đậy nắp lại, sau vài phút mở nắp ra và đảo liên tục vài lần. Sau khoảng 5 phút thì chắt ra để uống nước đầu tiên, rồi đổ tiếp thêm khoảng nửa lít nước vào để đun sôi lại nước thứ hai.
- Với lá đinh lăng khô: Bạn nên sử dụng khoảng 30 đến 40g lá khô, hãm với nửa lít nước sôi, rồi để trong khoảng từ 5 đến 10 phút là có thể sử dụng. Để hoạt chất trong lá đinh lăng khô được tiết ra hết, bạn nên hãm lại 2 lần với lượng nước bằng nhau.