Có vị đắng, trái, lá và hoa đều nhỏ hơn so với khổ qua thông thường nhưng theo một số tài liệu y học thì trái khổ qua rừng có tính hàn, giải nhiệt cơ thể nên có khá nhiều công dụng như: Bổ gan, tiêu độc… Loài cây này đã được người dân đưa từ rừng về trồng ở phố như một nguyên liệu góp thêm vào cho bữa cơm gia đình đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.Khổ qua rừng (còn gọi là mướp đắng rừng)... có tên khoa học là Momordica Charantia. Vốn là loại cây mọc hoang dại tự nhiên, một loại rau rừng “thuần chủng” không bị “lai tạp” nhưng lại thích nghi với mọi môi trường. So với khổ qua thông thường, lá của khổ qua rừng và quả khi trưởng thành có kích cỡ nhỏ hơn nhiều.Anh Lê Công chia sẻ: "Khổ qua rừng mọc được trên nhiều loại đất có độ màu mỡ cao, nhiều hữu cơ và thoát nước tốt, không gây ngập úng. Tận dụng 2 thùng xốp chồng lên nhau, tôi trồng khổ qua rừng và khi cây phát triển cho leo lên giàn sắt để sinh trưởng, ra quả”.Khổ qua rừng có vị đắng hơn, trái, lá và hoa đều nhỏ hơn so vơi khổ qua đã được trồng phổ biến hiện nay.Dù trái nhỏ nhưng khổ qua rừng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnhHoa khổ qua rừng có màu vàng rất bắt mắt.Sau khi chín, hạt bên trong trái sẽ được bọc bởi 1 lớp màu đỏ.Giàn khổ qua rừng treo lủng lẳng giữa phố thị.Chúng được sử dụng như là món ăn thơm ngon hàng ngày.Sản phẩm được sử dụng chủ yếu là trái và ngọn khổ qua rừng.Sau khi ngọn non dài 5-10 cm thì người trồng có thể thu hái.
Có vị đắng, trái, lá và hoa đều nhỏ hơn so với khổ qua thông thường nhưng theo một số tài liệu y học thì trái khổ qua rừng có tính hàn, giải nhiệt cơ thể nên có khá nhiều công dụng như: Bổ gan, tiêu độc… Loài cây này đã được người dân đưa từ rừng về trồng ở phố như một nguyên liệu góp thêm vào cho bữa cơm gia đình đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khổ qua rừng (còn gọi là mướp đắng rừng)... có tên khoa học là Momordica Charantia. Vốn là loại cây mọc hoang dại tự nhiên, một loại rau rừng “thuần chủng” không bị “lai tạp” nhưng lại thích nghi với mọi môi trường. So với khổ qua thông thường, lá của khổ qua rừng và quả khi trưởng thành có kích cỡ nhỏ hơn nhiều.
Anh Lê Công chia sẻ: "Khổ qua rừng mọc được trên nhiều loại đất có độ màu mỡ cao, nhiều hữu cơ và thoát nước tốt, không gây ngập úng. Tận dụng 2 thùng xốp chồng lên nhau, tôi trồng khổ qua rừng và khi cây phát triển cho leo lên giàn sắt để sinh trưởng, ra quả”.
Khổ qua rừng có vị đắng hơn, trái, lá và hoa đều nhỏ hơn so vơi khổ qua đã được trồng phổ biến hiện nay.
Dù trái nhỏ nhưng khổ qua rừng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh
Hoa khổ qua rừng có màu vàng rất bắt mắt.
Sau khi chín, hạt bên trong trái sẽ được bọc bởi 1 lớp màu đỏ.
Giàn khổ qua rừng treo lủng lẳng giữa phố thị.
Chúng được sử dụng như là món ăn thơm ngon hàng ngày.
Sản phẩm được sử dụng chủ yếu là trái và ngọn khổ qua rừng.
Sau khi ngọn non dài 5-10 cm thì người trồng có thể thu hái.