1. Không có mục tiêu tài chính lớn
Để hoàn thành bất kỳ điều gì trong cuộc sống, bạn cần có mục tiêu. Mục tiêu càng lớn, bạn càng làm việc chăm chỉ. Bạn không cần đến mục tiêu "nghỉ hưu sớm với hàng triệu USD" thì mới được coi là "lớn". Tuy nhiên, đó là một mục tiêu có khả năng truyền cảm hứng cho những hành động lớn. Khi đặt ra mục tiêu nhỏ hay quá dễ thực hiện, đó là lúc bạn làm việc ít hơn và bắt đầu tụt hậu, chưa giàu có.
2. Bạn không có kế hoạch
Không có những mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn một cách rõ ràng, việc làm giàu sẽ càng trở thành một viễn cảnh mịt mù.
Lên kế hoạch tài chính nghe có vẻ rất to tát và đáng sợ, nhưng trên thực tế không phải vậy. Dù bản kế hoạch của bạn là tự làm hay do chuyên gia tư vấn, quá trình lên kế hoạch đơn giản bắt đầu bằng việc đặt ra những mục tiêu ưu tiên và viết chúng ra. Đặt danh sách ở những chỗ nào dễ thấy hàng ngày. Nhắc nhở trực quan sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc đi đúng đường ray.
3. Bạn mắc nợ quá nhiều
Khó có thể tạo dựng sự giàu có khi bạn đang dành phần lớn tiền để trả nợ. Cố gắng hết sức để loại bỏ các khoản vay cá nhân, khoản vay mua điện thoại hay ô tô là bạn đã có thể tận hưởng lối sống không mắc nợ và dành số tiền bạn kiếm được để đầu tư.
Ảnh minh họa.
4. Bạn khởi đầu muộn
Với mỗi năm hay mỗi tháng trôi qua mà không tích lũy thêm được khoản nào, cơ hội làm giàu của bạn lại giảm đi một chút. Thời gian và lãi suất cộng dồn là hai người bạn đồng hành khi tiết kiệm tiền, do đó nếu lãng phí thời gian đồng nghĩa với mất tiền.
Cũng như rèn luyện thể lực, phần khó nhất của tích lũy là khởi đầu. Dù bạn đang trong đống nợ, kiếm được ít tiền hay có nhiều khoản chi chồng chất, bạn vẫn có thể tích một cái gì đó, dù là những khoản rất nhỏ.
Điểm mấu chốt là bạn càng sớm học thói quen tiết kiệm - bất kể bao nhiêu tiền - thì cơ hội cho bạn tiếp tục và gia tăng khoản tiết kiệm càng trở nên dễ dàng. Tôi thích nghĩ về việc tiết kiệm như là các cơ bắp mà bạn sẽ phải hành động và có được thông qua quá trình rèn luyện.
Dù bạn khởi đầu muộn, bạn vẫn có thể trở nên giàu có vào một lúc nào đó. Vấn đề là bạn phải khởi động, ngay bây giờ.
5. Chỉ chơi với những người bạn đã quen thân
Trở nên giàu có đòi hỏi bạn phải quen biết nhiều. Khách hàng, đối tác kinh doanh hay người cố vấn là những người bạn cần gặp và xây dựng mối quan hệ.
Khi chỉ kết nối với những người bạn đã biết, bạn đã vô tình giới hạn khả năng mở rộng mạng lưới quan hệ của mình để phát triển, đặc biệt nếu người mà bạn chơi cùng không có chung mục tiêu hay động lực tài chính với bạn.
Người bạn thường xuyên chơi cùng sẽ khiến bạn trở nên tốt hơn hoặc tệ hơn. Lời khuyên của một chuyên gia nghề nghiệp là nếu muốn trở thành triệu phú, hãy tìm cách gặp gỡ các triệu phú. Trong trường hợp không tìm được, bạn có thể đọc chia sẻ của họ thông qua các cuốn sách hay cuộc phỏng vấn được chia sẻ trên mạng. Ngoài ra, hãy kết thân với những người thành công hơn bạn. Khi tiếp xúc với họ đủ lâu, bạn sẽ học được từ họ rất nhiều điều giúp bạn trở nên tốt hơn.
6. Bạn sống vì hôm nay thay vì ngày mai
Rất khó để nghĩ về quỹ lương hưu và những viễn cảnh xa xôi khác khi mà chúng ta có những nhu cầu và nhiều khoản chi khác đang hiển hiện trước mắt. Hóa đơn phải trả, con cái phải ăn, đi du lịch và kèm theo đó là phải mua quần áo mới. Vấn đề là thái độ bốc đồng và nuông chiều bản thân thái quá dẫn đến những khoản nợ quá hạn. Để thay đổi, hay thay đổi lối tư duy "mua bây giờ, lo sau" thành "tiết kiệm bây giờ, giàu sau".
7. Bạn có suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc
Nếu bạn tin rằng bạn sẽ không bao giờ giàu có, bạn sẽ không giàu. Chìa khóa để thành công về mặt tài chính là tin tưởng vào bản thân và những gì bạn có thể hoàn thành. Bất kể tình hình tài chính hiện tại của bạn như thế nào, bạn vẫn có thể gây dựng sự giàu có và tận hưởng một lối sống thoải mái.
8. Bạn dễ bị 'lung lạc'
Có thể bạn sống với một người chuyên vung tay quá trán, hoặc có một cô bạn gái mê đi shopping, hoặc có thể bạn là một người đôi khi không thể điều khiển bản thân mình. Tất cả chúng ta đều chịu những ảnh hưởng tiêu cực ở xung quanh, ngày ngày đe dọa thay đổi thói quen tiết kiệm hoặc cản trở mục tiêu làm giàu. Ngoài ra, nền văn hóa thực dụng, đánh giá cao bề ngoài mà chúng ta đang sống cũng có thể là cản trở lớn nhất. Mưu mẹo để thoát khỏi ảnh hưởng của tất cả yếu tố trên là hãy tỉnh táo nhắc nhở bản thân về mục tiêu giàu có, nhất là mỗi khi bạn cảm thấy mình sắp sửa đi chệnh đường ray.
9. Ghen tị với thành công của người khác
Nếu bạn cảm thấy ghen tị hay bất công khi thấy một người đạt trạng thái tự do tài chính hay thậm chí là trở thành triệu phú, bạn sẽ không thể giàu lên được! Ghen tị chỉ tạo ra suy nghĩ độc hại. Thay vì đố kị với thành tích của họ, hãy chung vui với họ. Thậm chí, bạn có thể sẽ học được một số bài học quý giá từ câu chuyện làm giàu của họ.