Nhân sâm đã được sử dụng hàng ngàn năm như một loại thảo dược để tăng cường năng lượng và cải thiện sự tập trung. Nhưng không phải tất cả nhân sâm đều được tạo ra giống như nhau, và có sự chênh lệch giá rất lớn giữa nhân sâm trồng và nhân sâm hoang dã. Vậy sự khác biệt là gì, và tại sao một số loại rễ cây lại có giá gấp 10 lần loại khác?
Khi nhân sâm trưởng thành và sẵn sàng cho thu hoạch, người trồng có thể kiếm được rất nhiều tiền. Hạt giống đang được bán với giá khoảng 300 USD/kg. Sau sáu năm trồng, một vườn nhân sâm có thể trị giá hơn 100.000 USD.
Loại sâm có giá trị nhất là sâm hoang dã. Được biết đến bởi vẻ ngoài xương xẩu, có vân và thường có tuổi đời hàng chục năm, nó được coi là loại sâm “vàng” bổ dưỡng nhất và được người mua thèm muốn nhất. Củ sâm hoang dã ba mươi năm tuổi mang về giá trị vài nghìn đô la mỗi kilogram.
Cả nhân sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius, L.) và nhân sâm châu Á (P. Ginseng) đều được cho là có tác dụng tăng cường năng lượng, giảm lượng đường trong máu và mức cholesterol, giảm căng thẳng, thúc đẩy thư giãn, điều trị bệnh tiểu đường và kiểm soát rối loạn chức năng tình dục ở nam giới.
Trước đây, một củ nhân sâm có tuổi thọ 65 năm trong tự nhiên từng được bán ra với giá 588.000 USD.