Lão nông Phú Thọ sở hữu vườn cây lạ, vặt lá bán được nửa tỷ đồng/năm

Google News

Mỗi kg lá tươi được khách đến tận nhà mua với giá 800 nghìn đồng/kg. Ngoài ra, lá rụng dưới gốc, nhặt vào mang phơi khô, bán giá 1,2 triệu đồng/kg.

Là loài thực vật sống nhờ, mọc trên các cành cây, thân cây với nhiều loại khác nhau nhưng tầm gửi cây gạo được cho là quý nhất và có giá thành khá đắt đỏ. Tuy nhiên, loại tầm gửi này rất khó cấy ghép và không phải cây gạo nào cũng có tầm gửi. Vì vậy, những người sở hữu cây gạo có tầm gửi được xem là “lộc trời” ban tặng, trở nên ngày càng khấm khá.

Lao nong Phu Tho so huu vuon cay la, vat la ban duoc nua ty dong/nam

Lão nông Phú Thọ sở hữu số cây gạo cho tầm gửi nhiều nhất xã Hiền Quan.

Được xem là địa phương còn trồng nhiều cây gạo nhất tỉnh Phú Thọ với hàng trăm cây mọc khắp triền đê, ven sông, trong đồng hay ngoãi bãi, đến xã Hiền Quan, huyện Tam Nông thời điểm này, không khó để bắt gặp cây gạo có tầm gửi buông xanh rì.

Chạy xe dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, đến đầu cầu Ngọc Tháp rồi hỏi thăm người dân về hộ dân có nhiều tầm gửi nhất xã, PV được chỉ hướng đi vào con đường liên xã cách đó tầm 300 mét, đó là nhà ông Nguyễn Văn Thống (SN 1955), ở khu 1 xã Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ).

Lao nong Phu Tho so huu vuon cay la, vat la ban duoc nua ty dong/nam-Hinh-2

Cây gạo có tầm gửi mọc chi chít.

Chưa kịp bước vào cổng, đập vào mắt là hàng chục cây gạo có tầm gửi bám chi chít từ gốc đến ngọn, rậm um tùm. Có thể thấy, xung quanh hàng xóm cũng không có gia đình nào có nhiều cây gạo có tầm gửi như nhà ông Thống.

Bước vào trong vườn, bà Biên (vợ ông Thống) đang cặm cụi nhặt từng chiếc lá tầm gửi rụng. “Mỗi chiếc lá là một tờ tiền nên rụng chiếc nào phải nhặt vào chiếc đó. Chưa phơi khô đã có người đến mua hết sạch với giá 1,2 triệu đồng/kg”, bà Biên nói.

Lao nong Phu Tho so huu vuon cay la, vat la ban duoc nua ty dong/nam-Hinh-3

Dưới mỗi gốc gạo được bà Biên quét dọn sạch sẽ để dễ dàng nhặt lá tầm gửi mỗi ngày.

Để dễ dàng nhặt lá, phía dưới gốc gạo được quét sạch sẽ không có một cọng rác nào. Trong vườn không trồng thêm bất kỳ cây ăn quả nào khác ngoài hàng hàng nghìn gốc đinh lăng làm dược liệu.

Lao nong Phu Tho so huu vuon cay la, vat la ban duoc nua ty dong/nam-Hinh-4

Lá tầm gửi rụng được nhặt vào, phơi khô rồi bán với giá 1,2 triệu đồng/kg. Có bao nhiêu cũng có người mua hết đến đó.

Ông Thống cho biết, tầm gửi cây gạo từ thời xa xưa đã được coi là loại thuốc quý. Nhà ai có cây gạo mọc trong vườn cho tầm gửi là quý lắm. Vậy mà, vườn nhà ông có tận hơn 30 cây, cây nào cây nấy tầm gửi bám chi chít.

Lao nong Phu Tho so huu vuon cay la, vat la ban duoc nua ty dong/nam-Hinh-5

Vườn nhà ông thống có hàng chục cây gạo cho loại tầm gửi quý.

“Tôi không biết cây gạo có trên đất nhà mình từ bao giờ. Chỉ nghe các cụ kể lại là có hàng trăm năm rồi. Từ 1 cây, ra hoa, rụng quả xuống lại mọc ra hàng chục cây khác. Đặc biệt là cây nào cũng có tầm gửi”, ông Thống nói.

Theo ông Thống, cây gạo thì rất nhiều nơi có nhưng chỉ có cây gạo tía mới có tầm gửi mọc. Ngoài ra, có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm cách cấy, ghép tầm gửi lên thân cây gạo nhưng không thành công, chỉ được vài ngày là cành tầm gửi được ghép héo và chết. Vì vậy, tầm gửi cây gạo lúc nào cũng có giá rất cao.

Lao nong Phu Tho so huu vuon cay la, vat la ban duoc nua ty dong/nam-Hinh-6

Mỗi cây gạo nhà ông Thống cho thu hoạch từ vài chục kg đến cả tạ tầm gửi mỗi năm.

Chỉ vào cây gạo phía góc trái vườn, ông Thống cho biết, cách đây 3 năm đã có người trả 300 triệu nhưng ông không bán. Bởi vì, bán là mất.

“Cây gạo và tầm gửi cây gạo không thể chiết ghép. Trong khi đó, phải trồng 7-8 năm mới có tầm gửi. Trồng trên chục năm là có thể thu được từ 50-100kg tầm gửi tươi/năm. Bán với giá 800 nghìn đồng/kg thì chỉ cần vài năm là thu được 300 triệu, chưa kể cây gạo sống được cả trăm năm, càng lâu càng được nhiều tầm gửi”, ông thống phân tích.

Lao nong Phu Tho so huu vuon cay la, vat la ban duoc nua ty dong/nam-Hinh-7

Từ thân đến ngọn cây gạo đều có tầm gửi bám chi chít.

Tiếng gần đồn xa, việc nhà ông Thống có nhiều tầm gửi nhất xã ngày càng được nhiều người biết đến, tìm về tận nơi để đặt mua tầm gửi. Ông Thống cho rằng, tầm gửi mọc trên các loại cây khác nhau nhưng có hình thù khá giống nhau, nhiều người sợ mua phải hàng trôi nổi, hàng giả nên rất thích về tận nơi để tận mắt nhìn ông hái và mua.

Việc thu hoạch tầm gửi cũng đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm cao vì làm không chuẩn thì vụ sau sẽ “mất mùa” hoặc cây gạo bị chết, mất cả chì lẫn chài.

Lao nong Phu Tho so huu vuon cay la, vat la ban duoc nua ty dong/nam-Hinh-8

Ông Thống trực tiếp thu hoạch tầm gửi cho khách đến đặt hàng.

“Lấy tầm gửi không được dùng dao mà phải bẻ bằng tay. Chỉ thu những cành dài trên 50cm, còn lại để tầm gửi phát triển cho vụ sau. Ngoài ra, cũng phải thu hoạch tầm gửi đúng kỳ, nếu không chúng sẽ ăn chết cả cây gạo”, ông Thống chia sẻ.

Ngoài bán tầm gửi cây gạo, ông Thống còn nhặt quả của cây gạo để ươm cây giống, bán với giá 1 triệu đồng/cây nhỏ, hàng chục triệu đồng/cây to. Xung quanh vườn ông trồng hơn 2.000 gốc đinh lăng, mỗi gốc to bán với giá 1 triệu đồng.

Lao nong Phu Tho so huu vuon cay la, vat la ban duoc nua ty dong/nam-Hinh-9

Ông Thống cho biết, cây gạo này năm trước cho thu hoạch gần 3 tạ tầm gửi.

Hiện tại, trong vườn nhà ông Thống có 35 cây gạo trên 10 năm tuổi, mỗi cây có thể cho thu hoạch từ 50kg đến cả tạ tầm gửi. Dự tính, năm nay nhà ông sẽ thu hoạch được khoảng 7 tạ tầm gửi tươi. Với giá bán hiện tại khoảng 800 nghìn đồng/kg tầm gửi tươi, chưa kể nhặt lá tầm gửi rụng mỗi ngày, năm nay dự tính ông thu về được trên 500 triệu đồng.


Theo Hồng Cảnh/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)