Bà Hoàng Thị Điểm (ngụ xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) là người có cách làm "không giống ai" khi trồng gấc với diện tích lớn trên núi đá ong. Cách làm "không giống ai" đưa người nông dân trở thành triệu phú.Khu vườn rộng 1,4 ha của người nông dân 52 tuổi do cha mẹ để lại nhưng nằm trên sườn núi, lôm côm đá, lớp đất mỏng nên khó trồng trọt. Bà từng trồng cà phê, hồ tiêu nhưng các giống này còi cọc rồi chết dần. "Tôi bỏ hoang mảnh vườn suốt thời gian dài. Cuối 2015, sau khi xem mô hình trồng gấc trên truyền hình, tôi nghĩ có thể phát triển cây này nên mua giống về làm thử", bà Điểm nói.Thấy những cây trồng thử nghiệm phát triển nhanh, bà quyết định đầu tư một lượng vốn để cấy giống, dựng giàn, lắp đặt hệ thống tưới nước.Sau 7 tháng chăm sóc, vườn gấc bắt đầu cho thu hoạch. Để công việc được thuận lợi, bà Điểm gọi thêm em trai Hoàng Quốc Huy cùng chăm sóc.Theo người trồng, gấc là thực vật thân leo thuộc loại bán hoang dại, không kén đất nên việc chăm sóc không mấy vất vả. Để cây sinh trưởng nhanh, bà Điểm đến các trang trại chăn nuôi gà mua phân về bón. Trong ảnh: Bao tải chứa phân gia cầm được chủ vườn để cạnh gốc cây, xen lẫn những tảng đá. Đây là cách bón phân đặc trưng của người trồng cây Đồng Nai.Vì canh tác trên sườn đồi đá ong nên chủ vườn phải lắp đặt hệ thống tưới nước tự động. Anh Hoàng Quốc Huy cho biết mỗi ngày chỉ cần tưới 1-2 lần là đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển. Gấc không đòi hỏi nhiều nên lượng nước tưới vừa phải, không sợ thiếu vào mùa khô."Nhiều người trong vùng rất ngạc nhiên khi thấy vườn cây trĩu quả. Ngày tôi bắt đầu làm, họ không tin cây có thể sống ở nơi lôm côm đá như vậy", nữ nông dân chia sẻ.Cây cho trái nhiều trong khi mùa vụ kéo dài đến nửa năm nên người trồng có lợi ích lớn. Theo chủ vườn, mỗi cây cho hàng trăm trái với trọng lượng từ 1,5 đến 5 kg mỗi quả."Trong đợt thu hoạch đầu tiên, tôi bán gấc với giá 9.000 đồng kg. Sản lượng đạt trên 20 tấn nên trừ các chi phí chăm bón, gia đình có thu nhập gần 200 triệu đồng", nông dân 52 tuổi thổ lộ.Trái gấc có lượng cơm lớn nên người mua ưa chuộng. Chủ vườn nói rằng một công ty chuyên chế biến gấc xuất khẩu đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với bà nên bớt căng thẳng về đầu ra.Đánh giá đây là loại dễ trồng, ít dịch bệnh, sâu hại trong khi năng suất cao nên bà Điểm đã mở rộng diện tích canh tác. Ngoài 1,4 ha gấc ở xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom), bà Điểm đang phát triển thêm 20 ha gấc ở các nơi khác thuộc huyện Trảng Bom và Vĩnh Cửu (Đồng Nai).Ông Trần Văn Pháp, Chủ tịch hội nông dân xã Cây Gáo, nói rằng bà Hoàng Thị Điểm là người đầu tiên trong xã chọn cây gấc để phát triển kinh tế. "Cây cho hiệu quả kinh tế cao. Nếu giá tốt, đầu ra ổn định thì đây là mô hình phát triển kinh tế rất tốt", ông Pháp nói.
Bà Hoàng Thị Điểm (ngụ xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) là người có cách làm "không giống ai" khi trồng gấc với diện tích lớn trên núi đá ong. Cách làm "không giống ai" đưa người nông dân trở thành triệu phú.
Khu vườn rộng 1,4 ha của người nông dân 52 tuổi do cha mẹ để lại nhưng nằm trên sườn núi, lôm côm đá, lớp đất mỏng nên khó trồng trọt. Bà từng trồng cà phê, hồ tiêu nhưng các giống này còi cọc rồi chết dần. "Tôi bỏ hoang mảnh vườn suốt thời gian dài. Cuối 2015, sau khi xem mô hình trồng gấc trên truyền hình, tôi nghĩ có thể phát triển cây này nên mua giống về làm thử", bà Điểm nói.
Thấy những cây trồng thử nghiệm phát triển nhanh, bà quyết định đầu tư một lượng vốn để cấy giống, dựng giàn, lắp đặt hệ thống tưới nước.
Sau 7 tháng chăm sóc, vườn gấc bắt đầu cho thu hoạch. Để công việc được thuận lợi, bà Điểm gọi thêm em trai Hoàng Quốc Huy cùng chăm sóc.
Theo người trồng, gấc là thực vật thân leo thuộc loại bán hoang dại, không kén đất nên việc chăm sóc không mấy vất vả. Để cây sinh trưởng nhanh, bà Điểm đến các trang trại chăn nuôi gà mua phân về bón. Trong ảnh: Bao tải chứa phân gia cầm được chủ vườn để cạnh gốc cây, xen lẫn những tảng đá. Đây là cách bón phân đặc trưng của người trồng cây Đồng Nai.
Vì canh tác trên sườn đồi đá ong nên chủ vườn phải lắp đặt hệ thống tưới nước tự động. Anh Hoàng Quốc Huy cho biết mỗi ngày chỉ cần tưới 1-2 lần là đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển. Gấc không đòi hỏi nhiều nên lượng nước tưới vừa phải, không sợ thiếu vào mùa khô.
"Nhiều người trong vùng rất ngạc nhiên khi thấy vườn cây trĩu quả. Ngày tôi bắt đầu làm, họ không tin cây có thể sống ở nơi lôm côm đá như vậy", nữ nông dân chia sẻ.
Cây cho trái nhiều trong khi mùa vụ kéo dài đến nửa năm nên người trồng có lợi ích lớn. Theo chủ vườn, mỗi cây cho hàng trăm trái với trọng lượng từ 1,5 đến 5 kg mỗi quả.
"Trong đợt thu hoạch đầu tiên, tôi bán gấc với giá 9.000 đồng kg. Sản lượng đạt trên 20 tấn nên trừ các chi phí chăm bón, gia đình có thu nhập gần 200 triệu đồng", nông dân 52 tuổi thổ lộ.
Trái gấc có lượng cơm lớn nên người mua ưa chuộng. Chủ vườn nói rằng một công ty chuyên chế biến gấc xuất khẩu đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với bà nên bớt căng thẳng về đầu ra.
Đánh giá đây là loại dễ trồng, ít dịch bệnh, sâu hại trong khi năng suất cao nên bà Điểm đã mở rộng diện tích canh tác. Ngoài 1,4 ha gấc ở xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom), bà Điểm đang phát triển thêm 20 ha gấc ở các nơi khác thuộc huyện Trảng Bom và Vĩnh Cửu (Đồng Nai).
Ông Trần Văn Pháp, Chủ tịch hội nông dân xã Cây Gáo, nói rằng bà Hoàng Thị Điểm là người đầu tiên trong xã chọn cây gấc để phát triển kinh tế. "Cây cho hiệu quả kinh tế cao. Nếu giá tốt, đầu ra ổn định thì đây là mô hình phát triển kinh tế rất tốt", ông Pháp nói.