Không thích đồ chay giả mặn, sao Shark Liên vẫn đầu tư startup thịt thực vật?

Google News

"Dù các món chay giả mặn hay các sản phẩm thịt thực vật Vmeat mang vẻ ngoài thế nào đi chăng nữa, có một sự thật mà chúng ta không thể nào chối bỏ: Không một con vật nào phải chết đi để làm ra bữa ăn đó, và nó thật sự mang tới lợi ích cho sức khỏe, môi trường", Shark Liên chia sẻ

Một trong những startup gây ấn tượng tại Shark Tank Việt Nam tập 7 là Dương Hoàng Nhã Trúc – Nhà sáng lập Công ty TNHH Sản xuất – Kinh doanh thực phẩm chay Cây Đề. Startup này mang đến Shark Tank sản phẩm Thịt thực vật VMEAT và kêu gọi 4 tỷ đổi lấy 20% cổ phần.
Startup thịt thực vật đầu tiên ở Việt Nam
Theo nhà sáng lập, VMEAT là sản phẩm được chị nghiên cứu hơn 2 năm, 100% được làm từ thực vật, có giá trị dinh dưỡng tương tự như thịt động vật, có độ béo, độ dai, độ ẩm ướt, loại bỏ được mùi vị của đạm thực vật mà các dòng sản phẩm chay truyền thống khác chưa làm được”.
Khong thich do chay gia man, sao Shark Lien van dau tu startup thit thuc vat?
 
Chị Nhã Trúc cũng cho biết, đối tượng khách hàng của chị bao gồm những người đang tìm kiếm nguồn đạm thay thế cho đạm động vật; những người đang có bệnh và muốn phòng bệnh vẫn muốn duy trì bữa ăn phong phú đa dạng như hàng ngày; những người có lối sống xanh, muốn bảo vệ môi trường và những người ăn chay vì tôn giáo.
Nhà sáng lập cũng cho biết, sản phẩm đã được công bố, đã phân tích về thành phần dinh dưỡng, phân tích vi sinh đầy đủ và đã có giấy phép. Nguyên liệu của sản phẩm được nhập khẩu hơn 90% từ các nước như Mỹ, Canada, Châu u, một số ít nhập ở Châu Á như Thái Lan, Malaysia. Thành phần chính của sản phẩm là đạm đậu nành và đạm lấy từ các loại hạt.
Trả lời thắc mắc của Shark Bình vì sao phải nhập nguyên liệu mà không sản xuất bằng nguyên liệu của Việt Nam. Chị Nhã Trúc tiết lộ, nguyên liệu Việt Nam đang có hai vấn đề, một là chất lượng, hai là giá cả chưa cạnh tranh. “Kể cả nguyên liệu thô là hạt đậu nành thì đã hơn gấp đôi nhập khẩu từ Mỹ và Canada”, chị Nhã Trúc nói.
Giải đáp câu hỏi của Shark Phú về doanh thu công ty, Lê Huy trả lời, hiện bức tranh tài chính của công ty chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn từ lúc thành lập cho đến đầu năm 2021 kinh doanh những sản phẩm chay truyền thống, doanh số 2019 là 1,4 tỷ và năm 2020 là 400 triệu; còn VMEAT thì vừa nghiên cứu và công bố xong, đang trong giai đoạn khảo sát thị trường vì vậy chưa có doanh thu và lợi nhuận. Vốn điều lệ của công ty là 4,4 tỷ. Vốn thực góp là 3 tỷ. Lỗ tích lũy gần bằng 0. “Thị phần nhiều nhất là F&B, bán cho một nhà hàng chay (khoảng 70%). Năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nên cũng ảnh hưởng đến thị phần”, anh Lê Huy nói.
Shark Louis hỏi thêm startup về lý do định giá công ty công ty 16 tỷ. Anh Lê Huy cho biết, công ty đã thành lập năm 2018, đầu tư khoảng 3 tỷ (vốn thực góp) để làm nhà xưởng (khoảng 100 m2), nhập thiết bị, công nghệ nghiên cứu. Anh Lê Huy cũng tiết lộ, nếu được đầu tư 4 tỷ, anh sẽ nâng cấp xưởng để đạt chuẩn cao hơn cho thực phẩm, đầu tư thiết bị để tăng công suất và đầu tư vào hoạt động Marketing & Sales (tiếp thị và bán hàng) để educate (giáo dục) thị trường.
Khong thich do chay gia man, sao Shark Lien van dau tu startup thit thuc vat?-Hinh-2
 
Để thuyết phục các "cá mập", chị Nhã Trúc liền đưa ra ví dụ, công ty Beyond Meat của Mỹ chỉ sản xuất thịt thực vật đã hoạt động được 10 năm. Họ chỉ sản xuất 5 loại thịt thực vật và đã rất thành công trên thị trường Mỹ. Shark Bình cũng tiết lộ, startup này có trị giá 6,6 tỷ đô. Shark Louis cũng đặt ra câu hỏi, với một công ty sản xuất thịt thực vật lớn như vậy, họ cũng đã nhắm đến thị trường Việt Nam thì VMEAT sẽ có định hướng cạnh tranh như thế nào.
Chị Nhã Trúc cho biết, mình đưa ra cái tên của một “ông lớn” sản xuất thịt thực vật để chứng minh tiềm năng của lĩnh vực này. Bên cạnh đó, VMEAT có giá thành rất cạnh tranh khi giá dự kiến của VMEAT chỉ tầm ¼ so với thịt thực vật nhập khẩu của Beyond Meat. Bên cạnh đó, VMEAT cũng có niềm tin sẽ chiếm lĩnh thị trường vì “là công ty nội địa, hiểu rất rõ khẩu vị của người tiêu dùng, làm ra sản phẩm phù hợp nhất với người tiêu dùng Việt Nam về giá trị dinh dưỡng”.
Shark Hưng, Shark Phú và Shark Bình sau khi phân tích đã rút khỏi deal này.
Shark Louis đồng ý đầu tư 4 tỷ nhưng đổi lấy 49% cổ phần, kèm theo đó startup phải có giấy chứng nhận an toàn của nhà nước. Shark Liên cũng đồng ý đi cùng Shark Louis để hỗ trợ, tư vấn cho startup vì Shark Liên từng có kinh nghiệm tư vấn cho các bạn trẻ người Việt bên Đức mở một chuỗi nhà hàng, kinh doanh tốt ngay giữa mùa dịch Covid-19.
Lúc này, đại diện startup đưa ra một đề nghị khác: 4 tỷ cho 40%.
Tuy nhiên, Shark Louis không chấp nhận vì cho rằng, hai Shark đang phải chịu rủi ro rất cao, có thể mất hết số tiền đầu tư này để đi chung với startup. “Tại sao lại là 49% mà không phải 51% hay 65%? Lý do là khi đầu tư, tôi muốn cổ đông sáng lập vẫn được điều hành, họ phải có phần trăm xứng đáng với một động lực đủ nhiều”, Shark Louis giải thích.
Sau khi suy nghĩ và phân tích cùng nhau, hai đại diện của VMEAT đồng ý với offer của hai Shark là 4 tỷ cho 49% cổ phần. Sau chương trình, cả hai cũng chia sẻ mình rất vui vì tìm được người đồng hành giúp công ty phát triển.
“Chúng tôi hi vọng với sự đồng hành của Shark Louis và Shark Liên thì công ty sẽ phát triển lớn mạnh hơn. Các Shark hãy tin rằng sản phẩm này trong tương lai sẽ bùng nổ”, đại diện startup nói.
Khong thich do chay gia man, sao Shark Lien van dau tu startup thit thuc vat?-Hinh-3
 
Vì sao Shark Liên không thích thực phẩm chay giả mặn vẫn đầu tư VMEAT?
Sau khi chương trình phát sóng, Shark Liên cho biết, dù là người học Phật, bà cũng không thích các loại thực phẩm chay giả mặn, đó là lý do bà hầu như không dành quá nhiều sự quan tâm cho startup VMEAT gọi vốn tại Shark Tank.
Lý giải mâu thuẫn quyết định rót vốn vào VMEAT, Shark Liên lý giải, quyết định của bà có cái lý của nó. Bởi, với việc cung cấp sản phẩm thịt có nguồn gốc thực vật đầu tiên tại Việt Nam, startup Vmeat đã mở ra một góc nhìn rộng hơn về giá trị của một bữa ăn chay. Không đơn giản chỉ tốt cho sức khỏe, ăn chay còn góp phần làm chậm sự phát triển của ngành công nghiệp chăn nuôi, qua đó giúp bảo vệ môi trường.
Ở khía cạnh tôn giáo, vào khoảnh khắc lắng nghe startup thuyết trình đã thuyết phục Shark Liên, nếu học Phật mà vẫn khư khư tâm lý bài xích bữa chay giả mặn, nặng lòng nghĩ đó là chuyện sai trái thì có lẽ chưa bao giờ thật sự thành công trong việc tu tâm.
Khong thich do chay gia man, sao Shark Lien van dau tu startup thit thuc vat?-Hinh-4
 
"Dù các món chay giả mặn hay các sản phẩm thịt thực vật Vmeat mang vẻ ngoài thế nào đi chăng nữa, có một sự thật mà chúng ta không thể nào chối bỏ: Không một con vật nào phải chết đi để làm ra bữa ăn đó, và nó thật sự mang tới lợi ích cho sức khỏe, môi trường", bà ngoại U60 chia sẻ.
Bên cạnh đó, Shark liên cũng cho biết, không phải ai cũng lựa chọn ăn chay vì tôn giáo, như đã nói, có người ăn chay vì sức khỏe, có người lại vì muốn bảo vệ môi trường hoặc vì tình yêu dành các loài động vật, việc ăn chay không hề đơn giản với rất nhiều người, khẩu vị không quen, ăn ít ngày đã khó huống gì ăn chay trường. Trong khi đó, Vmeat mang tới sản phẩm tiệm cận với khẩu vị quen thuộc của người ăn mặn, biến việc ăn chay trở nên dễ dàng hơn.
Những lý do nói trên đã đủ sức thuyết phục bà ngoài U60 đầu tư cho Vmeat.
"Cá nhân tôi luôn dành nhiều tình cảm cho những nhà khởi nghiệp trẻ lựa chọn hướng đi bền vững giống như startup Vmeat. Với tôi, “kinh doanh bền vững” chính là việc tạo ra được các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu hiện tại, không ảnh hưởng đến nguồn cung và thế hệ tương lai, đồng thời tham gia vào việc cải thiện sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường", Shark Liên chia sẻ.
Ngọc Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)