Khó khăn của thị trường địa ốc có thể kéo dài tới 2024

Google News

Theo chuyên gia, ngoài nhóm đối tượng nhà ở xã hội, Chính phủ cần quan tâm những dự án bất động sản đang ở giai đoạn gần hoàn thành nhưng thiếu vốn, kể cả dự án trung và cao cấp.

Tại Diễn đàn bất động sản mùa Xuân lần III vừa diễn ra, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT GP Invest dự báo khó khăn trên thị trường bất động sản sẽ còn kéo dài tới năm 2024.
Chỉ ra nguyên nhân, ông Hiệp cho rằng Nghị định 08/2023 về trái phiếu doanh nghiệp vừa ban hành chưa thể cứu được toàn bộ thị trường trái phiếu và niềm tin vào thị trường. "Đặc biệt, Nghị định chưa có quy định cụ thể để bảo vệ được trái chủ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng hiện nay vào bất động sản đã sụt giảm nhiều so với trước", ông nhìn nhận.
Do đó doanh nghiệp sẽ cân nhắc để vay tín dụng, thậm chí còn sợ vay. Ngoài ra, về pháp lý, ông Hiệp lo ngại dự thảo sửa đổi 3 luật tới đây không biết sẽ "cởi" hay "trói" lại doanh nghiệp.
Nên mở rộng đối tượng của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng
TS Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội gói gọn những khó khăn lớn nhất nhất hiện nay trên thị trường bất động sản là tài chính và pháp lý.
"Cần có sự cải cách mạnh mẽ về thể chế. Đột phá thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản. Dư địa về cải cách thể chế, về pháp lý là vô tận, cho nên đây là vấn đề lớn nhất cần có sự quan tâm sát sao và kịp thời", ông nói.
Kho khan cua thi truong dia oc co the keo dai toi 2024
Nghị định 08/2023 chưa có quy định cụ thể để bảo vệ được trái chủ một cách tốt nhất. Ảnh: Chí Hùng.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng đối với Nhà nước, cần có những quy định cụ thể để triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, trong đó quy định rõ đối tượng những nhóm được tiếp cận nguồn vốn này.
"Ngoài những nhóm đối tượng phát triển nhà ở xã hội, giá rẻ, bình dân, cần quan tâm những dự án bất động sản đang gần hoàn thành nhưng thiếu vốn bị tắc nghẽn, kể cả là dự án nhà ở cao cấp, trung cấp", ông đề xuất.
Về nhà ở xã hội, theo Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, vẫn còn nhiều rào cản vướng mắc trong các quy định, đặc biệt là các quy định pháp luật. Để thúc đẩy được loại hình này, cần những chính sách cụ thể nhằm tháo gỡ, nhất là về thủ tục hành chính pháp lý.
"Đối với doanh nghiệp, cần có các phương án tái cấu trúc phù hợp với nền kinh tế và nguồn lực. Đồng thời cấu trúc lại sản phẩm để dễ hấp thụ với thị trường, nhằm có dòng tiền", ông nói.
Ngoài ra, ông Đính cho rằng doanh nghiệp nên đưa nhà ở xã hội vào chiến lược kinh doanh, kể cả doanh nghiệp lớn chuyên về phát triển nhà ở cao cấp. Bởi đây là sản phẩm tạo ra sự bền vững, ổn định dài hơn đối với doanh nghiệp.
Cuối năm 2023, 2024 là cơ hội lớn
Ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing cho biết phân khúc bất động sản nhà ở cao cấp vẫn duy trì được sức hút, điều đó cho thấy trong bối cảnh khó khăn, chủ yếu là người giàu vẫn giữ được lượng tiền mặt và thực hiện đầu tư kinh doanh.
"Chúng ta không cứu doanh nghiệp bất động sản mà cứu thị trường bất động sản, tạo dòng tiền tốt sẽ có những doanh nghiệp hoạt động bài bản, thị trường bền vững, giảm đầu cơ ngắn hạn và yếu tố 'tham'", ông nói.
Kho khan cua thi truong dia oc co the keo dai toi 2024-Hinh-2
Hiện toàn ngành bất động sản phải chật vật giải "bài toán" nguồn vốn. Ảnh: Chí Hùng.
Do đó, lãnh đạo doanh nghiệp này cho rằng các chủ đầu tư, nhà đầu tư tham gia cần có tính toán sử dụng đòn bẩy thay vì đầu tư theo đám đông, phải đầu tư dài hơi không thể lãi gấp đôi, gấp ba ngay. Có thể nói cuối năm 2023, 2024 là cơ hội lớn, là giai đoạn rất nhiều người mong đợi, tiếp tục hành trình cho thị trường bất động sản.
Ông Vũ Tiến Lộc đề nghị rà soát toàn bộ các dự án đang thực hiện hiện nay để tìm ra được những dự án tốt. Rất nhiều dự án bị đình trệ hiện nay là do sự chậm trễ của các chính quyền trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
Song song với đó, cần thúc đẩy các ngân hàng thảo luận giãn nợ. Nếu có vướng mắc với đơn vị thầu, thi công thì khuyến khích mua lại dự án đảm bảo pháp lý, nhưng phải đi kèm điều kiện các nhà thầu có đủ điều kiện và mong muốn hợp tác.
Theo Thanh Thương / Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)