Hướng đi nào cho doanh nghiệp bất động sản “sinh sau đẻ muộn“?

Google News

Bất động sản là một lĩnh vực hết sức tiềm năng nhưng cũng nhiều biến động và cạnh tranh, Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp thành công nhưng cũng không ít đơn vị đã bị thanh lọc sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực này.

Vậy hướng đi như thế nào là phù hợp cho những doanh nghiệp bất động sản “sinh sau đẻ muộn” ?
Mới đây, Công ty Cổ phần Vườn Thời Đại Việt Nam – Times Garden Việt Nam (TGV) – một công ty bất động sản có tuổi đời chưa lâu đã ký kết hợp tác đầu tư cùng Quỹ đầu tư FPT Capital. Đây là một điển hình trong việc dù là tân binh nhưng các doanh nghiệp vẫn có thể đạt được sự tin tưởng và thu thút đầu tư từ các quỹ lớn để gia tăng tiềm lực, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và phát triển.
Ông Masashi Nakajima – Chủ tịch HĐQT của TGV cho rằng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn này phải hết sức cẩn trọng để không bị lẫn trong đám đông.
Huong di nao cho doanh nghiep bat dong san “sinh sau de muon“?
Ông Masashi Nakajima – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ Phần Vườn Thời Đại Việt Nam – Times Garden Việt Nam (TGV) 
Ông Masashi Nakajima có quốc tịch Nhật Bản và là một doanh nhân dày dặn kinh nghiệm, từng phụ trách kinh doanh về lĩnh vực tự động hóa ngân hàng, bất động sản tại các thị trường Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Châu Á Thái Bình Dương của nhiều công ty nước ngoài lớn. Tại buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa TGV và FPT Capital diễn ra ngày 26/7/2022, ông Masashi Nakajima – người đại diện quản lý vốn góp của Quỹ đầu tư FPT Capital tại TGV đã nhận được tín nhiệm cao từ các thành viên HĐQT và được bầu là tân Chủ tịch HĐQT của TGV, nhiệm kỳ 2022 – 2027.
Huong di nao cho doanh nghiep bat dong san “sinh sau de muon“?-Hinh-2
Đại diện TGV và FPT Capital ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược 
Thưa ông Nakajima, khi tiếp quản vị trí người đứng đầu với trách nhiệm chèo lái con thuyền TGV – được xem là “sinh sau đẻ muộn” trong giới bất động sản, ông có nhìn nhận và đánh giá thế nào về thị trường bất động sản giai đoạn này cũng như tiềm năng gì cho TGV?
Bất động sản là một lĩnh vực kinh doanh không hề dễ dàng, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới cũng vậy. Tuy nhiên, đầu tư vào bất động sản thì không bao giờ mất đi, vì đó là tài sản mình có được, chính vì vậy thị trường này luôn là một thị trường nóng dù ở nền kinh tế nào đi nữa. Việt Nam có một nền kinh tế đang phát triển nhanh và mạnh cùng với nhiều nét văn hóa đặc trưng, vì vậy, theo tôi thị trường bất động sản ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Quan trọng là chúng ta cần khai thác đúng cách, chọn đúng con đường để đạt được thành công cho mình.
Với sứ mệnh chủ động mở rộng các dự án tại các địa phương năng động và có môi trường kinh doanh tốt, đặc biệt là các thành phố thuộc tỉnh có nhiều tiềm năng, TGV theo đuổi định hướng phát triển các công trình tân tiến nhưng vẫn gắn với các giá trị bền vững, tạo ra sự phát triển kinh tế đồng đều cho các khu vực cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Tại TGV, chúng tôi luôn thúc đẩy sự sáng tạo trong mọi hoạt động thiết kế, quy hoạch, kinh doanh,... Cùng với đó, TGV không ngừng kiến tạo các công trình hiện đại trên cơ sở bảo vệ môi trường và giữ gìn các giá trị, tinh hoa văn hóa địa phương, cân bằng hài hòa các yếu tố để hướng tới phát triển bền vững, giành sự quan tâm hàng đầu tới cộng đồng.
Với hướng đi khác biệt, không chạy theo số đông tập trung vào các thành phố lớn, TGV chọn cho mình những thị trường tiềm năng hơn với tư duy đổi mới, khác biệt cùng mục đích nhân văn, ý nghĩa với xã hội đã giúp TGV nhận được sự tin tưởng và kỳ vọng từ các nhà đầu tư lớn, điển hình là quỹ đầu tư của FPT Capital. Và đó cũng là lý do dù ra đời sau nhưng TGV vẫn không ngừng tăng trưởng và phát triển trong những gần đây, đặc biệt là sự thanh lọc khi thế giới trải qua 3 năm ảnh hưởng nặng nề bởi covid-19 và những cuộc khủng hoảng kinh tế.
Với những tiềm năng mạnh mẽ đó thì việc được quỹ đầu tư lớn là FPT Capital tiếp thêm nguồn lực tài chính có ý nghĩa như thế nào với TGV, thưa ông?
Thế mạnh của TGV là phát triển các hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm bất động sản nhà ở, bất động sản du lịch, bất động sản công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, TGV đã tài trợ quy hoạch nhiều dự án góp phần thúc đẩy nền kinh tế cũng như tạo tiền đề cho thị trường bất động sản phát triển trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam, từ đó chúng tôi tìm kiếm các cơ hội đầu tư, phát triển các dự án bất động sản tại đây.
Với thế mạnh đó, khi được các nhà đầu tư tin tưởng hợp tác, TGV sẽ gia tăng được nguồn lực tài chính vững mạnh, cùng với sự tham gia của ban điều hành dày dặn kinh nghiệm thương trường trong nước và quốc tế sẽ là lợi thế lớn để TGV tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động vốn là thế mạnh của mình. Kèm theo đó, TGV sẽ phát triển các lĩnh vực mới mang lại lợi ích cao hơn cho cộng đồng cũng như phát triển TGV lên những tầm cao mới, thực hiện cam kết hợp tác song phương cùng có lợi với các nhà đầu tư.
Với việc bắt tay cùng các quỹ đầu tư lớn như vậy thì định hướng của TGV trong thời gian tới là gì, thưa ông?
TGV không chỉ được sự hậu thuẫn từ các nhà đầu tư chiến lược mà còn từ các đối tác quốc tế luôn sẵn sàng giải ngân những khoản tài chính lớn với chi phí ưu đãi rất hợp lý, trong năm 2022 là 100 triệu USD và dự kiến năm 2023 là 200 triệu USD. Đây chính là tiềm lực vững chắc và là đòn bẩy mạnh mẽ giúp TGV hiện thực hóa những giấc mơ lớn của mình.
Thời gian tới TGV sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối bất động sản tại các thành phố nhỏ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, phát triển mảng M&A (sát nhập và mua lại). Cùng với đó chúng tôi sẽ đầu tư vào phát triển đội ngũ, nâng cao năng lực nhân sự, cải tiến bộ máy, mô thức quản trị, điều hành để TGV tiếp tục “mạnh từ bên trong”. Cái gì đã làm tốt chúng tôi sẽ nỗ lực phát huy tốt hơn nữa, cái gì chưa tốt chúng tôi sẽ cải tiến, học hỏi để nó tốt lên.
Ngoài ra, tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp diễn ra ngày 01/8/2022, Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam - Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các Bộ, Ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đó có nội dung về phát triển nhà ở xã hội. Các địa phương cần xây dựng, điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển nhà ở của địa phương theo quy định của Luật Nhà ở, phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021). Đồng thời Thủ Tướng cũng nêu rõ rằng các cơ quan, ban ngành cần tạo điều kiện thuận lợi nhất về công tác quy hoạch, thủ tục hành chính cũng như việc vay vốn ngân hàng … để các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp bất động sản tích cực đầu tư, xây dựng các công trình nhà ở, đặc biệt là nhà ở dành cho người thu nhập thấp ở các địa phương, các khu đô thị,… Điều này cho thấy sự quan tâm sát sao của chính phủ Việt Nam về việc phát triển lĩnh vực nhà ở thương mại giá bình dân - lĩnh vực mà TGV rất quan tâm và có định hướng phát triển trong thời gian tới với lợi thế nguồn vốn được cung cấp với chi phí rất ưu đãi từ các quỹ đầu tư lớn.
Xin cảm ơn ông!
Để tồn tại và phát triển được trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, một lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều về trí tuệ, bản lĩnh thương trường cũng như nguồn lực tài chính là không hề đơn giản. TGV là một trong số ít những công ty bất động sản non trẻ đã tạo dựng được uy tín, vị thế của mình trên thị trường. Chắc chắn với hướng đi đúng đắn, tạo ra dấu ấn riêng biệt như vậy, TGV sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần mang lại cuộc sống thăng hoa, thịnh vượng trên dải đất hình chữ S. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng và kỳ vọng về việc TGV sẽ vươn tầm trở thành một đơn vị lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong thời gian không xa./.
PV

>> xem thêm

Bình luận(0)