Hướng dẫn cách trồng ổi tím khiến dân Hà Thành phát sốt

Google News

Cùng tìm hiểu cách trồng, chăm sóc ổi tím đang khiến người yêu thích trồng cây quanh nhà Thủ đô “phát sốt”. 

Ổi sim, ổi tím có nguồn gốc từ Malaysia mới được du nhập vào Việt Nam khoảng vài năm gần đây. Rất dễ phân biệt giống ổi này so với ổi thường ở điểm: toàn thân, lá, cành, nụ, hoa, quả đều có một màu tím biếc trông rất đẹp mắt.
Huong dan cach trong oi tim khien dan Ha Thanh phat sot
 Cánh hoa của ổi tím khá giống với cánh hoa và màu của hoa Anh Đào, nên ngoài tên ổi sim, ổi tím, giống ổi này còn có cái tên nữa là “ổi Anh Đào”, hay “hoa Anh Đào Việt Nam”.
Theo tìm hiểu, ổi sim, ổi tím có có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, thậm chí là đất phèn, mặt, lợ, cây vẫn có thể sinh sôi phát triển được. Để cây phát triển tốt, cho nhiều hoa, đậu nhiều quả, cần phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, từ cách chọn giống, cho đến cách trồng, đất, phân bón và cách chăm sóc…
Ổi sim có thể trồng trong chậu được, xong chậu phải có đường kính tối thiểu là 0,4m. Giống ổi này đặc biệt ưa nắng nên trồng ở những vị trí có nắng cây sẽ phát triển và cho trái tốt hơn. Với cây chiết thì chỉ khoảng 6 tháng là cây đã có thể ra hoa. Còn trồng cây giâm bầu từ hạt (cao khoảng 60-80cm), sau khoảng 2 - 3 năm là cho ra hoa và đậu quả.
Kỹ thuật trổng ổi tím
Khi trồng, đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu thật chặt rồi tưới nước. Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió. Khi bổ ra ổi tím ra thấy có ruột màu đỏ, ít hạt (hoặc không có hạt), ăn vị ngọt mát, hơi chưa dôn dốt, được các bà nội trợ ưa thích.
Huong dan cach trong oi tim khien dan Ha Thanh phat sot-Hinh-2
 
Cách chăm sóc
Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, mùa nắng nóng, khi quả đang lớn và lúc quả sắp chín.
Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc che bằng cây phân xanh, bã chè (tùy vào trồng ở bãi, hay trồng chậu làm cảnh)... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Huong dan cach trong oi tim khien dan Ha Thanh phat sot-Hinh-3
 
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình
Việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho quả, do đó chỉ nên để tán cây cao khoảng 1,4 - 1,5m để dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch. Sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những chồi mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 - 1m. Khi vỏ chồi ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài chồi để tạo tiền đề khung tán thấp cây sau này.
Huong dan cach trong oi tim khien dan Ha Thanh phat sot-Hinh-4
 
Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I bị cắt ấy sẽ đâm ra 2 chồi mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra mạnh mẽ. Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo tán. Tính từ gốc chồi thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 - 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên khoảng 1,2m là vừa.
Đợt ra chồi thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít thời gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 - 2 cặp nụ hoa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 - 4 cành cấp I, 8 - 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng. Tiến hành bấm ngọn chồi thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư. Sau một thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho trái. Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp trái nhỏ như đã làm ở trên.
Kỹ thuật bón phân
Năm thứ 1: Cần bón phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.
Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm bón 1.300g cho 1 cây.
Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm bón 2.000g cho 1 cây.
Huong dan cach trong oi tim khien dan Ha Thanh phat sot-Hinh-5
 
Những năm sau, ổi đã ra hoa rộ cần tăng lượng phân bón và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch. Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều. Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3 ổi đã có rất nhiều quả.
Phòng trừ sâu bệnh
Huong dan cach trong oi tim khien dan Ha Thanh phat sot-Hinh-6
 
Tháng 6, 7 những quả ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín. Cần thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết.
Thu hoạch và bảo quản
Huong dan cach trong oi tim khien dan Ha Thanh phat sot-Hinh-7
 
Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán, nhập ngay cho khách, hoặc giữ trong tủ lạnh nhiệt độ từ 5 – 15 độ C, độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ.
Theo Việt Tùng/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)