Món gan ngỗng Foie Gras vẫn luôn được biết đến như một món ăn tinh tế và đắt đỏ bậc nhất làng ẩm thực. Tuy nhiên, món ăn đắt đỏ này cũng gây ra lắm tai tiếng khi những nhà bảo vệ quyền lợi động vật lên án hình thức chăn nuôi dã man để lấy gan ngỗng.Để sản xuất ra món ngan ngỗng đắt đỏ, người ta phải trải qua các công đoạn chăn ngỗng khá khắc nghiệt, nếu không nói là tàn nhẫn. Khi mới sinh, đàn ngỗng được nuôi dưỡng, sinh trưởng một cách tự nhiên. Dù vậy, người ta vẫn hạn chế hoạt động của chúng bằng cách nuôi trong một phạm vi nhỏ và cho chúng ăn thật nhiều.Đến thời điểm vỗ béo, ngỗng được đưa vào chăm sóc trong một khoang tối và khá chật hẹp.Tại đây, chúng buộc phải ăn ngô trộn sẵn với các thức ăn nhiều chất béo khác cho đến khi kích thước lớn hơn 6 lần so với bình thường.Để từng con ngỗng đạt được kích thước như yêu cầu, người ta thiết kế một ống kim loại dài để đưa thức ăn xuống thực quản.Thậm chí, đối với thức ăn dạng lỏng như dầu mỡ, người ta dùng một chiếc bơm nén khí bơm trực tiếp vào hệ tiêu hóa của con ngỗng.Đây là thành phẩm gan ngỗng béo ngậy sau một quá trình chăm nuôi.Dù vấp phải sự phản đối của nhiều nhà bảo vệ động vật về các nhồi nhét thức ăn cho ngỗng, song hiện Pháp vẫn là nước sản xuất và tiêu thụ món gan ngỗng đắt đỏ mạnh nhất thế giới.Pháp có sản lượng trên 78% gan ngỗng toàn thế giới, lượng tiêu thụ vào khoảng gần 20.000 tấn/năm.Việc nuôi ngỗng lấy gan ở Pháp thu hút lượng nhân công lao động hơn 30.000 người, tập trung tại các vùng nông nghiệp chuyên biệt như Périgord (Dordogne), Aquitaine ở phía tây nam nước Pháp và Alsace.
Món gan ngỗng Foie Gras vẫn luôn được biết đến như một món ăn tinh tế và đắt đỏ bậc nhất làng ẩm thực. Tuy nhiên, món ăn đắt đỏ này cũng gây ra lắm tai tiếng khi những nhà bảo vệ quyền lợi động vật lên án hình thức chăn nuôi dã man để lấy gan ngỗng.
Để sản xuất ra món ngan ngỗng đắt đỏ, người ta phải trải qua các công đoạn chăn ngỗng khá khắc nghiệt, nếu không nói là tàn nhẫn. Khi mới sinh, đàn ngỗng được nuôi dưỡng, sinh trưởng một cách tự nhiên. Dù vậy, người ta vẫn hạn chế hoạt động của chúng bằng cách nuôi trong một phạm vi nhỏ và cho chúng ăn thật nhiều.
Đến thời điểm vỗ béo, ngỗng được đưa vào chăm sóc trong một khoang tối và khá chật hẹp.
Tại đây, chúng buộc phải ăn ngô trộn sẵn với các thức ăn nhiều chất béo khác cho đến khi kích thước lớn hơn 6 lần so với bình thường.
Để từng con ngỗng đạt được kích thước như yêu cầu, người ta thiết kế một ống kim loại dài để đưa thức ăn xuống thực quản.
Thậm chí, đối với thức ăn dạng lỏng như dầu mỡ, người ta dùng một chiếc bơm nén khí bơm trực tiếp vào hệ tiêu hóa của con ngỗng.
Đây là thành phẩm gan ngỗng béo ngậy sau một quá trình chăm nuôi.
Dù vấp phải sự phản đối của nhiều nhà bảo vệ động vật về các nhồi nhét thức ăn cho ngỗng, song hiện Pháp vẫn là nước sản xuất và tiêu thụ món gan ngỗng đắt đỏ mạnh nhất thế giới.
Pháp có sản lượng trên 78% gan ngỗng toàn thế giới, lượng tiêu thụ vào khoảng gần 20.000 tấn/năm.
Việc nuôi ngỗng lấy gan ở Pháp thu hút lượng nhân công lao động hơn 30.000 người, tập trung tại các vùng nông nghiệp chuyên biệt như Périgord (Dordogne), Aquitaine ở phía tây nam nước Pháp và Alsace.