Habeco làm ăn sao... nhắm vị trí số 1 thị trường?

Google News

Năm 2021, Habeco đặt mục tiêu duy trì vị thế số 1 tại thị trường miền Bắc và Bắc miền Trung, đưa ra thị trường khoảng 280 triệu lít (trong đó khoảng 278,2 triệu lít bia).

Theo báo cáo tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco; mã BHN), kết thúc năm 2020, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ hợp nhất đạt 7.452,6 tỷ đồng, trong đó doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính đạt 5.893,8 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch đại hội đồng cổ đông đề ra.
Năm 2020, được đánh giá là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành bia nói chung và Habeco nói riêng khi chịu ảnh hưởng bởi “tác động kép” từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và dịch COVID-19. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Habeco vẫn đạt 660,5 tỷ đồng, tăng 26,28% so với năm 2019 và vượt 166,3% kế hoạch.
Habeco lam an sao... nham vi tri so 1 thi truong?
 Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Habeco đạt 660,5 tỷ đồng.
Kết quả tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu trong năm 2020 đã vượt 37,7% kế hoạch đề ra. Trong đó, tiêu thụ bia các loại đạt 307,8 triệu lít, vượt kế hoạch 37,9%. Tiêu thụ nước uống đóng chai đạt 2,1 triệu lít, vượt kế hoạch 10,4%.
Đặc biệt, sau giai đoạn khó khăn trong nửa đầu năm 2020, sản lượng tiêu thụ đã ghi nhận mức hồi phục mạnh mẽ trong 2 quý cuối năm và tiếp tục duy trì thị phần dẫn đầu tại các thị trường truyền thống là miền Bắc và Bắc Trung bộ với thị phần 38,5% tính theo sản lượng.
Song song với việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, Habeco cũng nỗ lực tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh, giúp biên lãi gộp hợp nhất cải thiện 0,21 điểm phần trăm so với năm 2019, đạt 26,34%. Dòng tiền kinh doanh thặng dự hơn 513 tỷ đồng tiếp tục là điểm sáng khi không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu tái đầu tư, mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt nợ vay, gia tăng tích lũy.
Tính đến cuối năm 2020, tổng nợ vay ngắn và dài hạn của Habeco chỉ còn 321 tỷ đồng, giảm 31,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn ở mức 4,17%. Trong khi đó, giá trị tiền và tiền gửi ngân hàng các loại lên đến 3.205 tỷ đồng, tăng 11,7% so với đầu năm và gấp gần 10 lần dư nợ vay.
Năm 2021, Habeco đặt mục tiêu tiếp tục duy trì vị thế số 1 tại thị trường miền Bắc và Bắc miền Trung, đưa ra thị trường khoảng 280 triệu lít (trong đó khoảng 278,2 triệu lít bia); tái cơ cấu danh mục thương hiệu và sản phẩm để nâng cao thị phần tại các khu vực.
Hiện Bộ Công Thương là cổ đông chi phối với gần 82% vốn đang xem xét về phương án phân phối lợi nhuận năm 2020 của Habeco.
Khánh Hoài (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)