Hà Nội: Thưởng tết Nguyên đán ngành dệt may, da giày, điện tử... giảm sâu

Google News

Thưởng Tết Nguyên đán 2024 giảm từ 1,41% đến 2,44% so với Tết 2023, trong đó mức giảm sâu thuộc các ngành nghề như dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ.

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, với tinh thần nỗ lực vượt khó, đa số doanh nghiệp trên địa bàn vẫn cố gắng bảo đảm tiền lương cho người lao động. Mức tiền lương bình quân của người lao động năm 2023 bằng năm 2022.
Cụ thể, người lao động ở loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Công ty có cổ phần vốn góp chi phối của nhà nước có mức lương trung bình là 7 triệu đồng/tháng, bằng mức lương năm 2022. Người lao động có mức lương cao nhất Hà Nội theo thống kê là 125 triệu đồng/tháng.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho biết, tiền lương bình quân chung của người lao động năm 2023 bằng với năm 2022. Thu nhập hiện nay vẫn chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động, nguyên nhân vì giá cả hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ xã hội tăng cao.
Ha Noi: Thuong tet Nguyen dan nganh det may, da giay, dien tu... giam sau
Mức lương của người lao động năm 2023 tương đương năm trước (Ảnh minh họa: Sơn Nguyễn). 
Về mức thưởng tết Dương lịch 2024, người lao động trong Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, khối dân doanh, khối doanh nghiệp FDI đều có mức thưởng giảm so với năm trước.
Cụ thể, thưởng tết Dương lịch cao nhất là 90 triệu đồng, thuộc về người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mức thưởng tết Dương lịch cao nhất năm nay vẫn kém so với năm 2023.
Về thưởng tết Nguyên đán 2023, mức thưởng cao nhất ở Hà Nội là 450 triệu, thuộc về lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Về tiền thưởng, mức thưởng Tết trung bình của người lao động ở các loại hình doanh nghiệp đều giảm so với năm 2023. Cụ thể, thưởng tết Dương lịch 2023 giảm từ 16,67% đến 32,31% so với 2023.
Thưởng tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cũng giảm từ 1,41% đến 2,44% so với tết Quý Mão 2023, trong đó mức giảm sâu thuộc các ngành nghề như dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ.
Nguyên nhân được đơn vị này đưa ra do nhiều doanh nghiệp thiếu, hoặc không có đơn hàng trong những tháng cuối năm, phải cắt giảm giờ làm, giảm nhân công.
Tình hình sản xuất, kinh doanh ở một số doanh nghiệp trên địa bàn khó khăn dẫn đến việc làm và thu nhập của người lao động tiếp tục có chiều hướng giảm.
Để chăm lo cho người lao động, đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết, Công đoàn Hà Nội đã triển khai kế hoạch chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tới các cấp công đoàn với nhiều hoạt động .
Thông qua các hoạt động này, đoàn viên, người lao động nhằm tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn; tạo động lực, cổ vũ đoàn viên, người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

Theo Hoa Lê/Dân trí

>> xem thêm

Bình luận(0)