Theo quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được công bố, năm 2025 Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương và năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam.Quan điểm quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế là tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế,...Lịch sử đã tạo nên Huế, một vùng đất đặc biệt riêng có của Việt Nam. Và chùa Thiên Mụ được ví như “linh hồn” của mảnh đất này.Chùa Thiên Mụ hay còn được gọi là Chùa Linh Mụ, tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê, bên bờ Bắc của sông Hương, cách trung tâm TP Huế khoảng 5km về phía Tây.Ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỷ 17 và đã trải qua một lịch sử hơn 400 năm. Cho đến nay, chùa Thiên Mụ Huế vẫn xứng danh là “Đệ Nhất Cổ Tự”, không chỉ là chốn tâm linh đơn thuần mà còn là thắng cảnh đẹp ở mảnh đất cố đô.Từ ngày xây dựng cho đến nay ngôi chùa đã được nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính. Không gian nhuốm màu thi vị, đầy chất thơ mà không nơi nào có được...Bước đến đây, du khách như bước vào cõi tiên, thấy lòng thanh tịnh và an nhiên.Chùa Thiên Mụ được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và là 1 trong nhiều công trình được chứng nhận là “ Di sản văn hóa Thế Giới” ở Huế.Với lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo, chùa Thiên Mụ đã trở thành một điểm đến tôn giáo và du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.Kiến trúc của chùa được xây dựng theo phong cách nguyên thủy và mang đậm nét truyền thống của văn hóa Việt Nam.Nơi đây không chỉ hội tụ vẻ đẹp về kiến trúc, yếu tố lịch sử, văn hóa mà còn được tô điểm bởi tính cách con người Huế - trầm mặc và kín đáo.Vì thế không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa Huế đã nhận xét rằng, Huế là một bài thơ kiệt tác về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ trong mình những kho tàng vô giá, một nhà bảo tàng kì lạ của nền văn hoá vật chất và tinh thần của Việt Nam.
>>> Mời quý độc giả xem video: TS Phan Thanh Hải, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế chia sẻ về "Tết xưa":
Theo quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được công bố, năm 2025 Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương và năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam.
Quan điểm quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế là tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế,...
Lịch sử đã tạo nên Huế, một vùng đất đặc biệt riêng có của Việt Nam. Và chùa Thiên Mụ được ví như “linh hồn” của mảnh đất này.
Chùa Thiên Mụ hay còn được gọi là Chùa Linh Mụ, tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê, bên bờ Bắc của sông Hương, cách trung tâm TP Huế khoảng 5km về phía Tây.
Ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỷ 17 và đã trải qua một lịch sử hơn 400 năm. Cho đến nay, chùa Thiên Mụ Huế vẫn xứng danh là “Đệ Nhất Cổ Tự”, không chỉ là chốn tâm linh đơn thuần mà còn là thắng cảnh đẹp ở mảnh đất cố đô.
Từ ngày xây dựng cho đến nay ngôi chùa đã được nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính. Không gian nhuốm màu thi vị, đầy chất thơ mà không nơi nào có được...
Bước đến đây, du khách như bước vào cõi tiên, thấy lòng thanh tịnh và an nhiên.
Chùa Thiên Mụ được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và là 1 trong nhiều công trình được chứng nhận là “ Di sản văn hóa Thế Giới” ở Huế.
Với lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo, chùa Thiên Mụ đã trở thành một điểm đến tôn giáo và du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Kiến trúc của chùa được xây dựng theo phong cách nguyên thủy và mang đậm nét truyền thống của văn hóa Việt Nam.
Nơi đây không chỉ hội tụ vẻ đẹp về kiến trúc, yếu tố lịch sử, văn hóa mà còn được tô điểm bởi tính cách con người Huế - trầm mặc và kín đáo.
Vì thế không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa Huế đã nhận xét rằng, Huế là một bài thơ kiệt tác về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ trong mình những kho tàng vô giá, một nhà bảo tàng kì lạ của nền văn hoá vật chất và tinh thần của Việt Nam.
>>> Mời quý độc giả xem video: TS Phan Thanh Hải, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế chia sẻ về "Tết xưa":