Thành phố Phủ Điền, phía đông nam tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) được biết đến là "lãnh địa" của giày "fake". Ảnh: Cgtn.Phủ Điền không phải là nơi đầu tiên phát triển ngành sản xuất giày giả. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, Phủ Điền trở thành thành phố công nghiệp sản xuất giày giả lớn nhất nước. Ảnh: Cgtn.Thông thường, hàng giả chất lượng kém có thể nhận ra trong nháy mắt. Nhưng đối với giày giả ở Phủ Điền, người ta lại mơ mơ hồ hồ, đôi lúc nhìn giống giả nhưng cũng rất thật. Ảnh: Cgtn.Những đôi giày nhái được rao bán trên mạng có giá rẻ bằng một nửa sản phẩm chính hãng. Bao bì, nhãn mác trên mỗi đôi giày đều được sản xuất chỉn chu y hệt hàng thật. Ảnh: Cgtn.Tại đây, không khó để mua một đôi giày gắn mác Nike hay Adidas với mức giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Chúng được bày bán la liệt và công khai trên phố. Ảnh: Cgtn.Trong khi đó, Quảng Châu là nơi sản xuất túi hiệu giả nhiều nhất. Trong đó, chợ đồ da Bạch vân (ở Tam Nguyên Lý, thành phố Quảng Châu) nổi tiếng với hàng nghìn cửa hàng bán đủ đồ da hàng hiệu nhái. Ảnh: SCMP.Hầu hết, các thương nhân ở đây đều bán sản phẩm loại A (tức là hàng giống với hàng hiệu nhất, hoặc có điều chỉnh đôi chút, cả chất liệu da và các chi tiết khác có thể tìm ra được sai sót nhỏ) với giá từ 900.000 - 3 triệu đồng. Ảnh: SCMP.Trong khi đó, chợ Hoa Cường Bắc (Thâm Quyến, Trung Quốc) là nguồn cung cấp các món đồ điện tử hàng nhái. Ảnh: QQ.Tại khu chợ này là có rất nhiều điện thoại di động của các nhãn hàng nổi tiếng như Samsung, iPhone trong tình trạng “cởi trần” không có mặt lưng. Ảnh: 163.Tất cả sản phẩm này đều đã qua sử dụng hoặc được làm mới bằng cách nào đó. Người bán thường khẳng định rằng những sản phẩm này không thua kém gì hàng xịn. Ảnh: 163.Ngoài điện thoại di động, khách tới chợ Hoa Cường Bắc còn thấy được cả núi iPad và các dòng tab cảm ứng với đủ loại chất lượng được bọc trong túi nilon đặt trực tiếp tại quầy. Ảnh: 163.
Video: Sữa ong chúa, nhau thai cừu: 50% là hàng giả. Nguồn: VTC14
Thành phố Phủ Điền, phía đông nam tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) được biết đến là "lãnh địa" của giày "fake". Ảnh: Cgtn.
Phủ Điền không phải là nơi đầu tiên phát triển ngành sản xuất giày giả. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, Phủ Điền trở thành thành phố công nghiệp sản xuất giày giả lớn nhất nước. Ảnh: Cgtn.
Thông thường, hàng giả chất lượng kém có thể nhận ra trong nháy mắt. Nhưng đối với giày giả ở Phủ Điền, người ta lại mơ mơ hồ hồ, đôi lúc nhìn giống giả nhưng cũng rất thật. Ảnh: Cgtn.
Những đôi giày nhái được rao bán trên mạng có giá rẻ bằng một nửa sản phẩm chính hãng. Bao bì, nhãn mác trên mỗi đôi giày đều được sản xuất chỉn chu y hệt hàng thật. Ảnh: Cgtn.
Tại đây, không khó để mua một đôi giày gắn mác Nike hay Adidas với mức giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Chúng được bày bán la liệt và công khai trên phố. Ảnh: Cgtn.
Trong khi đó, Quảng Châu là nơi sản xuất túi hiệu giả nhiều nhất. Trong đó, chợ đồ da Bạch vân (ở Tam Nguyên Lý, thành phố Quảng Châu) nổi tiếng với hàng nghìn cửa hàng bán đủ đồ da hàng hiệu nhái. Ảnh: SCMP.
Hầu hết, các thương nhân ở đây đều bán sản phẩm loại A (tức là hàng giống với hàng hiệu nhất, hoặc có điều chỉnh đôi chút, cả chất liệu da và các chi tiết khác có thể tìm ra được sai sót nhỏ) với giá từ 900.000 - 3 triệu đồng. Ảnh: SCMP.
Trong khi đó, chợ Hoa Cường Bắc (Thâm Quyến, Trung Quốc) là nguồn cung cấp các món đồ điện tử hàng nhái. Ảnh: QQ.
Tại khu chợ này là có rất nhiều điện thoại di động của các nhãn hàng nổi tiếng như Samsung, iPhone trong tình trạng “cởi trần” không có mặt lưng. Ảnh: 163.
Tất cả sản phẩm này đều đã qua sử dụng hoặc được làm mới bằng cách nào đó. Người bán thường khẳng định rằng những sản phẩm này không thua kém gì hàng xịn. Ảnh: 163.
Ngoài điện thoại di động, khách tới chợ Hoa Cường Bắc còn thấy được cả núi iPad và các dòng tab cảm ứng với đủ loại chất lượng được bọc trong túi nilon đặt trực tiếp tại quầy. Ảnh: 163.
Video: Sữa ong chúa, nhau thai cừu: 50% là hàng giả. Nguồn: VTC14