Đại gia Đặng Thành Tâm, Trần Đình Long có thêm nghìn tỷ

Google News

Cổ phiếu KBC liên tục tăng giá trong vòng 4 tháng qua. Khối tài sản của Chủ tịch Đặng Thành Tâm tăng thêm hơn 1.100 tỷ đồng.

Kết phiên giao dịch ngày 30/6, cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đạt mức 29.350 đồng/cp.

Cổ phiếu KBC bắt đầu tăng từ ngày 25/2, ở mức 21.300 đồng/cp. Hiện, cổ phiếu này tăng 2,1 lần so với mức thấp nhất trong vòng 1 năm là 13.650 đồng/cp (hồi tháng 11/2022) và tăng hơn 27% trong vòng hơn 4 tháng qua.

Qua đó, tài sản của ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT tăng thêm hơn 1.100 tỷ đồng.

Dai gia Dang Thanh Tam, Tran Dinh Long co them nghin ty
                        Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu KBC.

Năm 2023, KBC đặt mục tiêu 9.000 tỷ doanh thu và 4.000 tỷ lợi nhuận sau thuế, gấp 9,5 lần so với cùng kỳ năm 2022. Theo lãnh đạo KBC, lợi nhuận hợp nhất KBC đã đạt được quý I là hơn 1.000 tỷ (sau thuế); quý II ước tính đến nay khoảng 1.000 tỷ. Tức lợi nhuận hợp nhất 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 2.000 tỷ đồng sau thuế.

Tương tự, cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận chuỗi ngày tăng giá mạnh. HPG đạt mức 26.15 đồng/cp trong phiên ngày 30/6 và thiết lập đỉnh mới trong vòng 1 năm qua. HPG tăng gấp 2 lần so với mức đáy hồi tháng 11/2022.

Với 1,516 tỷ cổ phiếu HPG, trong vòng 1 tháng qua, tài sản của ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT HPG tăng thêm 7.200 tỷ đồng.

Kết phiên giao dịch ngày 30/6, cổ phiếu DIG của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng đạt 21.050 đồng/cp, tăng gấp gần 2 lần so với mức thấp nhất năm 2023 hồi tháng 3.

Tính đến tháng 1/2023, Chủ tịch HĐQT DIG, ông Nguyễn Thiện Tuấn đang năm giữ 7,68%, tương đương khoảng 46,7 triệu cổ phiếu tại DIG. Qua đó, tài sản của ông Tuấn tăng thêm khoảng gần 470 tỷ đồng.

Tin doanh nghiệp

Thị trường chứng khoán còn một số sự kiện quan trọng khác của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.

* BIG: ĐHĐCĐ thường niên 2023 của CTCP Big Invest Group thông qua phương án không chia cổ tức năm 2023 và đặt mục tiêu doanh thu thuần trên 275 tỷ đồng, tăng gần 36% so với thực hiện năm 2022. Lãi trước thuế kỳ vọng gấp 16 lần cùng kỳ, lên gần 10 tỷ đồng.

* ITD: ĐHĐCĐ 2023 của CTCP Công nghệ Tiên Phong thông qua kế hoạch doanh thu 750 tỷ đồng và lãi ròng 25 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức năm nay dự kiến từ 10% trở lên. So với thực hiện năm trước, doanh thu kế hoạch thấp hơn khoảng 15%, nhưng lãi ròng gấp gần 6 lần thực hiện năm trước.

* AGM: Ngày 28/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang với tổng cộng 267,5 triệu đồng vì loạt vi phạm trong quá trình công bố thông tin.

* DVN: Sáng 30/6, Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023. Vinapharm đặt mục tiêu doanh thu 5.917,8 tỷ đồng, tăng 4,34% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế dự kiến 334,52 tỷ đồng, gấp 2,5 lần lợi nhuận thực hiện trong năm 2022.

* BHN: Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội vừa công bố thông tin, ông Trần Đình Thanh tiếp tục phụ trách Bộ phận đại diện phần vốn Nhà nước, giữ chức Chủ tịch HĐQT BHN nhiệm kỳ 2023-2028 từ 28/6.

Thông tin cổ tức

* HDB: Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) thông báo ngày 20/7 là đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu năm 2022 với tỷ lệ 15%. Trước đó, ngày 12/6 cổ đông HDB cũng đã nhận được cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10%.

* NCT: CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài thông báo chốt quyền trả cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 50%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/7. 

* CAV: CTCP Dây Cáp điện Việt Nam sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 3/2022 bằng tiền với tỷ lệ 40%. Ngày giao dịch không hưởng quyền 13/7. Trước đó, Cadivi đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 (tỷ lệ 20%) vào tháng 11/2022 và đợt 2/2022 (tỷ lệ 20%) vào tháng 4/2023.

* BLT: CTCP Lương thực Bình Định (Bidifood) thông báo 4/7 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền năm 2022. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/7. Bidifood dự kiến chi trả với tổng tỷ lệ thực hiện là 40% (1 cổ phiếu nhận được 4.000 đồng).

VN-Index

Kết phiên giao dịch ngày 30/6, VN-Index giảm 5,21 điểm (-0,46%) xuống mốc 1.120,18 điểm. HNX-Index giảm 1,53 điểm (-0,67%), xuống 225,94 điểm. UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,24%) lên 85,84 điểm.

Theo Chứng khoán Vietinbank, VN-Index cần thời gian tích lũy phía trên vùng giảm mục tiêu 1.08x-1.100 điểm để hấp thụ cung bán trước khi bước vào một nhịp tăng mới nếu những thông tin tích cực từ tình vĩ mô trong nước và quốc tế được cải thiện. Trên phương diện kỹ thuật, các chỉ báo động lực - MACD và RSI đều đang ghi nhận với diễn biến suy yếu và tiêu cực trong ngắn hạn.

Còn theo Chứng khoán VNDIRECT, nhịp giảm điểm trong tuần vừa qua chưa ảnh hưởng nhiều tới xu hướng tăng của thị trường. Lực cầu bắt đáy sẽ sớm xuất hiện và giúp chỉ số VN-Index phục hồi trở lại khi chạm hỗ trợ là đường xu hướng ngắn hạn (MA20), tương ứng vùng 1.115-1.120 điểm.

Trong bối cảnh lãi suất huy động tiếp tục giảm sâu, dòng tiền sẽ không rút khỏi thị trường mà tiếp tục luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu.

Do đó, mặc dù các chỉ số chứng khoán có thể chưa bứt phá mạnh ở thời điểm hiện tại nhưng một số nhóm cổ phiếu vẫn có thể hút dòng tiền và ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với thị trường chung.

Theo Ngọc Cương/ Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)