HNA khuyến nghị mua
Chứng khoán Yuanta: Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na (HNA) sẽ chính thức chuyển sàn sang HoSE từ 12/01/2024.
KQKD quý III/2023 của HNA suy giảm do El Nino nhưng đã quản lý tốt chi phí, sức khỏe tài chính lành mạnh.
Theo Yuanta, sản xuất điện là một trong những ngành có tình hình sản xuất tích cực trong bối cảnh kinh tế suy giảm và dự báo sẽ tiếp tục tích cực trong 2024, thủy điện vẫn là nguồn cung trọng yếu trong ngắn và dài hạn, xác suất La Nina hình thành sẽ tăng cao trong năm 2024.
Yuanta dự phóng KQKD quý IV/2023 sẽ chưa có nhiều khả quan và sẽ đi ngang so với quý III. Tuy nhiên, Yuanta kỳ vọng KQKD 2024 sẽ phục hồi trở lại, đặc biệt là từ giữa năm trở đi khi hiện tượng La Nina có khả năng mạnh lên trở lại từ tháng 6/2024.
Yuanta sẽ dùng phương pháp so sánh P/E, P/B và với dự phóng cho 2024F. Hệ số P/E và P/B áp dụng là hệ số P/E và P/B dự phóng của ngành điện. Mức dự phóng cho HNA là 22.049 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 20,2% so với giá tham chiếu của HNA trong ngày giao dịch đầu tiên trên HoSE là 18.350 đồng (ngày 12/01/2024). Yuanta cũng khuyến nghị mua cổ phiếu này.
|
Cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên 18/1? |
Khuyến nghị mở vị thế cổ phiếu MWG tại ngưỡng 44.3
Chứng khoán BIDV (BSC):
Cổ phiếu MWG của CTCP Thế giới Di động có một phiên tăng điểm tốt cùng thanh khoản cải thiện đáng kể vượt ngưỡng trung bình 20 phiên.
Về kỹ thuật, đường giá cổ phiếu phản ứng tốt với đường SMA20 và tiếp tục duy trì xu hướng ở trên SMA20, SMA50. Chỉ báo RSI quay trở lại xu hướng tăng, đường MACD bắt đầu cắt lên trên đường tín hiệu.
Do đó, nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 44.3, chốt lãi tại ngưỡng 49.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 41.4.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu BIC
Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN):
Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) là công ty con của BIDV. Năm 2015, BIC và FairFax, nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng đầu thế giới đến từ Canada, đã hoàn tất giao dịch mua cổ phần chiến lược.
Trong đó FairFax mua 35% cổ phần mới phát hành của BIC và trở thành nhà đầu tư chiến lược. BIC hiện có 2 cổ đông lớn là BIDV sở hữu nắm trên 51% và FairFax. BIC hiện đang chỉ hoạt động trong lĩnh vực Bảo hiểm Phi nhân thọ và xếp thứ 6 về thị phần mảng này (tính đến cuối 2023).
Kết thúc ngày 30/09/2023, BIC ghi nhận 3.430 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm, tăng 30,9% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong các doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết, cụ thể trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp cùng ngành như PVI, PTI, BMI, MIG và PGI tăng trưởng từ 2 - 17%, trong đó PTI cao nhất với mức tăng trưởng 17%. Ước tính cả năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm của BIC đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng 30% và hoàn thành 104% kế hoạch năm.
Kết quả khả quan trong hoạt động bảo hiểm đã giúp BIC ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng: Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt gần 580 tỷ đồng, tăng trưởng gần 50% so với năm trước, hoàn thành 120% kế hoạch năm. Với kết quả trên, EPS và giá trị sổ sách của BIC cuối năm 2023 lần lượt đạt 3.959 đồng/CP và 23.873 đồng/CP.
Ngoài sự tăng trưởng mạnh mẽ về phí bảo hiểm doanh thu tài chính cũng là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho BIC, trong 9 tháng năm 2023 Công ty ghi nhận 322 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 74 tỷ đồng (tương ứng tăng 29,8%), toàn bộ mức tăng trên đến từ khoản lãi tiền gửi và tiền vay. Với danh mục đầu tư với khoảng 80% là các khoản tiền gửi thì BIC đang được hưởng lợi lớn từ giai đoạn lãi suất tiền gửi cao khoản cuối năm 2022 – đầu 2023.
BIC đặt kế hoạch năm 2024 tăng trưởng 11,4% về mức phí bảo hiểm, đạt 5.570 tỷ đồng, trong khi đó kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 540 tỷ đồng, giảm 40 tỷ đồng so với ước thực hiện 2023.
Chúng tôi đưa ra mức P/E và P/B mục tiêu lần lượt là 9,3 lần và 1,4 lần, theo đó giá mục tiêu của BIC ở mức 35.000 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.