Các dự án do Capital House giới thiệu đều liên tục khẳng định giá trị cốt lõi gắn với chiến lược "xanh hóa" này.
Chẳng hạn như dự án EcoCity - Khu đô thị xanh – thông minh, hay EcoLife - Nhà ở thương mại trung và cao cấp, hoặc Ecohome - Nhà ở đại chúng.
Ngoài ra là nhiều dự án đã và đang phát triển tại nhiều địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn, Đăk Lăk... như EcoLife Capitol, EcoLife Tây Hồ, EcoHome Phúc Lợi, EcoHome 1 - 2 - 3, hay EcoCity Premia (Đăk Lăk), EcoLife Riverside và Ecohome Nhơn Bình (Quy Nhơn)...
Theo Capital House, doanh nghiệp này đã nhận được tới 40 giải thưởng, chứng chỉ về công trình xanh, như Dot Property Southeast Asia Award 2020, Giải thưởng công trình xanh tốt nhất, Giải thưởng nhà ở xã hội tốt nhất...
Tuy nhiên, ngoài Dot Property Southeast Asia Award 2020 do nước ngoài triển khai và có sự góp mặt của SunGroup, Văn Phú – Invest... thì khá khó khăn trong việc tìm các tổ chức trao các giải còn lại cho Capital House.
Ngoài ra Capital House còn giới thiệu có Chứng chỉ xanh EDGE, Chứng chỉ xanh Lotus...
Đáng chú ý, ngoài những giới thiệu "bằng chữ" với lời lẽ chung chung và bay bổng, trang giới thiệu Capital House có dày đặc các ảnh... vẽ 3D về các công trình "xanh hóa" của doanh nghiệp này. Thậm chí, có nhiều ảnh 3D về cả những dự án đã hoàn thành của doanh nghiệp này.
Ngoài ra, có khá ít thông tin về việc Capital House đã “xanh hóa” đô thị như thế nào, mà chỉ giới thiệu chung chung là ứng dụng công nghệ, tìm tòi, nghiên cứu và thiết kế ra những phương pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường... Nhưng cụ thể đó là những gì, thì lại rất thiếu thông tin.
Chưa rõ toàn cảnh Capital House đã triển khai chiến lược "xanh hóa" này như thế nào, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy chưa chắc chiến lược ấy đã đúng với những gì doanh nghiệp này "tuyên bố".
Chẳng hạn, tại dự án EcoHome Phúc Lợi, Capital House cho biết có mật độ xây dựng lên tới 40%, với 600 căn hộ trên diện tích toàn dự án là 8.142m2. Thậm chí, dự án EcoLife Riverside tại Quy Nhơn còn có mật độ xây dựng lên tới 59,5%.
Với mật độ xây dựng này, dù là dự án chung cư, không hiểu Capital House sẽ xử lý "xanh hóa" như thế nào, khi diện tích còn lại phải chia sẻ với giao thông, các công trình công cộng khác...? Đáng chú ý, theo các ảnh chụp, ảnh 3D tại các dự án của Capital House, biểu hiện cụ thể của chiến lược "xanh hóa" là một ít... pin mặt trời mái nhà và vài tầng dịch vụ với bancon có... cây cảnh trang trí. Còn lại là bê tông hóa như mọi chung cư tại các dự án thông thường.
Trong khi đó, Dự án chung cư Ecolife Capitol từng bị người dân "tố" hàng loạt sai phạm như không bàn giao đầy đủ cho Ban Quản trị quyền Quản lý các khu vực sử dụng cho mục đích chung như lối đi chung, cảnh quan cây xanh tầng 1, hệ thống điện, nước, điều hòa... nên đã và đang gây ra nhiều bất ổn cho đời sống cư dân... Điểm đáng chú ý nữa, tất cả những giới thiệu của Capital House về dự án của mình trên trang chủ, đều là hình họa 3D hoặc hình mẫu, không hề có hình ảnh thực tế về dự án.
Được thành lập vào năm 2004, Capital House được biết đến rộng rãi là doanh nghiệp của vợ chồng doanh nhân Đỗ Đức Đạt – Đỗ Thị Thùy Chi.
Bên cạnh bất động sản, Capital House cũng đầu tư vào lĩnh vực giáo dục với 2 thương hiệu GCA và Genesis, trong đó GCA là hệ thống trường mầm non còn Genesis là trường liên cấp.
>>> Mời Quý độc giả xem bài gốc trên ấn phẩm Khoa học và Đời sống: