Chi nhánh Eximbank bị đốt: Dồn dập “vận đen” đeo bám tới bao giờ?

Google News

(Kiến Thức) - Ngân hàng Eximbank đã dồn dập bị “vận đen” đeo bám từ lùm xùm “ghế nóng” chưa giải nhiệt lại đến việc chi nhánh bị đốt cháy gần đây.

Eximbank lại “nóng” chi nhánh Gò Vấp bị đốt
Vụ hỏa hoạn lúc rạng sáng ngày 14/9, xảy ra tại chi nhánh Ngân hàng Eximbank nằm trên đường Nguyễn Oanh (phường 7, quận Gò Vấp, TP HCM) đang khiến dư luận chú ý.
Bước đầu xác định, hỏa hoạn khiến khoảng 16m2 diện tích chi nhánh Ngân hàng bị cháy, làm hư hỏng toàn bộ biển hiệu, biển quảng cáo phía mặt tiền chi nhánh Ngân hàng Eximbank và một cửa hàng kinh doanh nệm và một số giấy tờ, chứng từ tại phòng giao dịch tại lầu 3. Tổng thiệt hại ban đầu ước tính hơn 2 tỷ đồng, không có thiệt hại về người.
Chi nhanh Eximbank bi dot: Don dap “van den” deo bam toi bao gio?
 Hiện trường vụ hỏa hoạn. (Ảnh: Người lao động).
Nghi phạm Nguyễn Minh Long (38 tuổi, thường trú quận Gò Vấp) sau đó đã bị Công an bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi hủy hoại tài sản.
Theo cơ quan Công an Long sống lang thang và nghiện ma túy. Khoảng 1h30 ngày 14/9, anh ta đi bộ đến trước cửa chi nhánh Ngân hàng Eximbank trên đường Nguyễn Oanh. Khi thấy dây dẫn điện âm nối từ đất lên đồng hồ điện của chi nhánh Ngân hàng, Long đã đốt.
Chi nhanh Eximbank bi dot: Don dap “van den” deo bam toi bao gio?-Hinh-2
Nghi phạm Nguyễn Minh Long bị cơ quan Công an bắt khẩn cấp ngay sau đó.
Sau đó, nghi phạm dùng chai nước mang theo dập lửa và rời hiện trường. Tuy nhiên, đám cháy bùng phát trở lại gây ra hỏa hoạn.
Lùm xùm “ghế nóng” chưa giảm nhiệt
Trên đây không phải là lùm xùm xảy ra trong năm 2020 với Eximbank, ngược lại Ngân hàng này đã dồn dập bị “vận đen” đeo bám.
Chi nhanh Eximbank bi dot: Don dap “van den” deo bam toi bao gio?-Hinh-3
Tân Chủ tịch Eximbank ông Yasuhiro Saitoh.
Cụ thể, trước đó ngay sát thềm đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, đơn từ nhiệm của Chủ tịch Eximbank Cao Xuân Ninh được Hội đồng quản trị được thông qua và người thay thế ông giữ chiếc “ghế nóng” là ông Yasuhiro Saitoh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, là đại diện của cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) nắm 15% vốn tại Eximbank.
Lý do từ nhiệm của ông Cao Xuân Ninh được ông nêu trong đơn là xuất phát từ "lý do cá nhân".
Đáng chú ý, trên đây không phải là lần đầu tiên ông Cao Xuân Ninh làm đơn "trả ghế" Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank.
Theo tìm hiểu, ông Cao Xuân Ninh bắt đầu xuất hiện trong vai Chủ tịch Eximbank nhiệm kỳ VI (giai đoạn 2015 - 2020) từ sau cuộc họp Hội đồng quản trị ngày 22/5/2019. Lúc đó, ông Ninh được bầu thay thế cho ông Lê Minh Quốc.
Tuy nhiên, "ghế nóng" mà ông Cao Xuân Ninh tiếp quản từ ông Lê Minh Quốc, trước đó vốn đã được trao cho bà Lương Thị Cẩm Tú, theo Nghị quyết HĐQT số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT, vào ngày 22/3/2019.
Thế nhưng, Nghị quyết số 112 sau đó đã bị Tòa án Nhân dân TP HCM ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc Eximbank phải tạm dừng thực hiện. Đến ngày 14/5/2019, Tòa án lại ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng nghĩa, hiệu lực của Nghị quyết số 112 được xác lập, đã đưa bà Tú lên thay ông Lê Minh Quốc giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Vì lý do trên ngay tại các lần đại hội đồng cổ đông mà Eximbank tổ chức trong năm 2019, nhiều cổ đông vẫn ủng hộ quan điểm bà Tú mới là Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp pháp của Eximbank.
Tình trạng kinh doanh “bê bết” của Eximbank
Theo báo cáo tài chính, tính đến hết tháng 3/2020, tổng tài sản của Eximbank là 157 ngàn tỷ, trong khi những “bạn bè” mà Eximbank từng “sánh vai” trong quá khứ như ACB với tổng tài sản 387 nghìn tỷ, Techcombank 391 nghìn tỷ …
Trong khi, vốn chủ sở hữu của Eximbank hết năm 2018 đạt gần 15 nghìn tỷ đồng, là một trong những Ngân hàng cổ phần có vốn lớn nhất trên thị trường. Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế và các quỹ của Eximbank năm 2018 chỉ là 517 tỷ đồng, năm 2019 là 676 tỷ đồng, không đạt 5%/năm trên vốn chủ sở hữu.
Chi nhanh Eximbank bi dot: Don dap “van den” deo bam toi bao gio?-Hinh-4
 Eximbank dồn dập “vận đen” đeo bám. (Ảnh minh họa).
Báo cáo của Eximbank năm 2018, 2019 còn thể hiện, do các trái phiếu đặc biệt của VAMC mà Eximbank đang nắm giữ được gia hạn đến 10 năm, thay vì 5 năm như thông thường, nên Eximbank không được chia cổ tức cho cổ đông. Điều này cũng thể hiện rằng việc xử lý nợ xấu đã bán cho VAMC tại Eximbank không tốt.
Trong khi rất nhiều Ngân hàng cổ phần công bố đã mua lại hết các khoản nợ đã bán cho VAMC và xử lý hết trái phiếu VAMC thì tại Eximbank con số này năm 2018 còn là 3.351 tỷ đồng, năm 2019 là 2.254 tỷ đồng.
Đến quý 2/2020, lợi nhuận thuần của Eximbank giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn hơn 759 tỷ đồng, trong khi lãi thuần từ dịch vụ cũng chỉ tăng 12%, lên mức gần 89 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 26% đạt 166 tỷ đồng.
Trong khi đó, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 43% (chỉ có lãi 12 tỷ đồng) và lãi từ hoạt động khác giảm 1%. Eximbank cũng đã tiết giảm chi phí hoạt động 2,3% xuống 728 tỷ đồng trong quý 2/2020, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý 2/2020, Eximbank phải trích lập hơn 155 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi kỳ trước được hoàn nhập hơn 36 tỷ đồng. Do vậy, lợi nhuận trước và sau thuế của Eximbank giảm đến 77% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn lần lượt hơn 94 tỷ đồng và 74 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, Eximbank cũng trích lập hơn 220 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập hơn 43 tỷ đồng.
Nguyên nhân được lãnh đạo Eximbank cho biết là phải tăng trích lập cho khoản nợ xấu được khách hàng thế chấp bằng cổ phiếu STB của Sacombank.
Nhìn thực tế, tình trạng tại Eximbank vẫn đang rất “rối ren”, dư luận từ đó cũng đặt câu hỏi không biết tới lúc nào các vấn đề của Eximbank mới được giải quyết.
Khánh Hoài (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)