Chàng trai thổi hồn vào linh kiện xe cũ, bán hàng trăm triệu/sản phẩm

Google News

Từ các thanh sắt, ốc vít, xích tải... của xe cũ, Nguyễn Tuấn Anh (1986, Lâm Đồng) đã biến thành sản phẩm bán giá từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng.

Đang học năm 3 của một trường đại học có danh tiếng, chàng trai Lâm Đồng khiến cả gia đình khủng hoảng trước quyết định bỏ học để theo đuổi đam mê chế tạo cơ khí. “Tôi nhận thấy bản thân không đủ kiên trì dành thời gian cho việc học, mà muốn làm những thứ mình thích”, Tuấn Anh thừa nhận.

Từ thời sinh viên, 8x tham gia nhiều vào các thú vui tiêu khiển của tuổi trẻ và độ xe. Với hoa tay có sẵn, anh còn cùng bạn bè đi trang trí nội, ngoại thất, vẽ trang trí tại các quán cà phê, trà sữa để kiếm tiền.

Chang trai thoi hon vao linh kien xe cu, ban hang tram trieu/san pham

Anh Tuấn Anh bỏ dở việc học để theo đuổi đam mê.

Chang trai thoi hon vao linh kien xe cu, ban hang tram trieu/san pham-Hinh-2

Sản phẩm được anh làm từ các linh kiện xe cũ.

Sau khi bỏ học giữa chừng, 8x vào làm ở xưởng chuyên làm đẹp, trang trí cho mô tô, xe máy bằng cách phun sơn lên dàn áo. Làm một thời gian, đến đầu năm 2018, anh muốn tạo cho mình hướng đi mới nên tách ra làm riêng, mở xưởng Decor cơ khí nghệ thuật.

Lúc này, gia đình phản đối dữ dội nhưng anh vẫn kiên định với đam mê của mình và anh gặp không ít khó khăn. Với số tiền tích lũy sau thời gian đi làm cộng thêm vay mượn từ bạn bè, Tuấn Anh mua các loại máy: máy cắt, tiện, hàn... và tìm mua linh kiện xe cũ về làm.

Chang trai thoi hon vao linh kien xe cu, ban hang tram trieu/san pham-Hinh-3

Theo anh, khó khăn nhất khi làm các sản phẩm này là ý tưởng,

Thời gian đầu, anh xem và học hỏi cách làm qua video trên mạng. Anh làm các sản phẩm để trưng bày như đồng hồ, đèn chiếu sáng từ ốc, xích tải, thanh sắt... Tuy nhiên, cái khó nhất là làm sao để chúng có hồn. "Cơ khí thật ra không khô khan, ở góc nhìn của nhiều người, chúng có hồn, không vô tri, vô giác", anh nhận định.

“Vì vừa học vừa làm nên mất khá nhiều thời gian để hoàn thiện một sản phẩm. Chỉ tính riêng công đoạn lên ý tưởng và chế tác đã mất từ 1-2 tháng, rồi tôi lại phải đi lựa chọn linh kiện phù hợp với bố cục. Đặc biệt, kiểu sắp xếp các chi tiết phải cẩn thận từng khâu, chỉ cần sai sót 1 chi tiết sẽ phải bỏ tất cả đi và làm lại từ đầu”, anh chia sẻ.

Anh thú nhận đã có lần làm gần hoàn thiện một tác phẩm nhưng đến công đoạn cuối lại xảy ra sai sót, anh phải bỏ tất cả đi và sắp xếp lại từ đầu. Vì vậy, mỗi khi làm, anh đều cẩn trọng từng bước và phải mất từ 2-3 tháng mới hoàn thiện một tác phẩm.

Chang trai thoi hon vao linh kien xe cu, ban hang tram trieu/san pham-Hinh-4

Mỗi sản phẩm này anh mất 2-3 tháng để hoàn thiện.

Nguyên liệu làm ra các sản phẩm decor cơ khi chính là những linh kiện ô tô, xe máy cũ. Anh mua từ các bãi phế liệu về đánh bóng lại, cắt, giũa sao cho phù hợp với bộ khung của người sáng tạo. Sau khi lắp ráp xong, Tuấn Anh dùng một lớp sơn phủ bóng bảo vệ cuối cùng hoàn tất quá trình chế tạo một tác phẩm decor cơ khí.

Theo anh, khó khăn nhất của công việc decor cơ khí là ý tưởng. Khi có ý tưởng, anh không cần bản vẽ, không cần bố cục tiêu chuẩn. Mọi thứ đều nằm trong đầu và anh lắp đặt thủ công, cảm quan bằng mắt.

Chang trai thoi hon vao linh kien xe cu, ban hang tram trieu/san pham-Hinh-5

Chiếc đèn được anh chế tạo từ các linh kiện xe cũ.

“Mỗi tác phẩm cơ khí nghệ thuật thường gồm 2 phần: tĩnh và động. Phần động tức là khi đặt bánh răng kế bên một tay biên, chúng phải có mối liên kết để tạo nên chuyển động. Để tạo ra chuyển động của những bánh răng, khớp nối, xích tải, anh gắn một mô-tơ chạy bằng điện ở mặt sau của tác phẩm. Còn bình xăng, ốc vít... là những chi tiết tĩnh kèm theo để tạo nên một tác phẩm tổng thể đẹp về phần nhìn, khoa học về cách sắp đặt”, Tuấn Anh thông tin.

Sau gần 3 năm lập nghiệp, Tuấn Anh thiết kế khoảng 2000 sản phẩm và bán cho khách, giá dao động từ 600.000 đồng đến 200-300 triệu đồng, tùy thuộc vào độ khó và kích thước. Anh dự định thời gian tới sẽ thử sức làm sản phẩm có kích thước lớn và độ khó cao hơn để tạo dấu ấn và thử thách bản thân. Và anh muốn mở một quán cà phê như showroom trưng bày các tác phẩm của xưởng.

Theo Anh Thư/ Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)