Cây rau dại toàn thân đeo phao trắng, ngày nào cũng bỏ túi 1 triệu

Google News

Chỉ với 7.000m2 diện tích nước trồng rau nhút dại, lão nông Đào Văn Hai (ấp Trầu, Phước Thiền, Nhơn Trạch, Đồng Nai) bỏ túi hơn 1 triệu đồng/ngày.

Rau nhút (rút) là cây thảo nổi trên mặt nước, quanh thân có phao trắng, lá kép lông chim, hoa màu vàng. Rau có hàm lượng protein vượt xa các loại rau khác, như xà lách, mồng tơi, rau muống… nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Rau nhút có thể nấu canh với cua, khoai sọ hoặc với tôm, thịt lợn nạc, thịt gà... Những món ăn này khi có thêm rau nhút đều tăng thêm vị ngon, lại mát, bổ, làm cho dễ ngủ.

Cay rau dai toan than deo phao trang, ngay nao cung bo tui 1 trieu

Lão nông Đào Văn Hai bỏ túi 1 triệu đồng/ngày từ trồng rau nhút.

Theo ông Hai, ông có thâm niên trồng rau nhút gần 35 năm. Vì vậy, ông khá am tường về cách trồng cho rau nhanh lớn, cho thu hoạch quanh năm và bán được giá.

Hiện, ông đang trồng 0,7ha rau nhút. Trung bình mỗi ngày ông thu được trên 50kg rau. Với giá bán 20.000-22.000 đồng/kg, ông thu về khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Lão nông Hai chia sẻ, cách trồng rau nhút khá đơn giản. Độ sâu nước ao khoảng 1m là trồng được. Trước hết, nông dân chọn những gốc rau nhút khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Cắm sâu mỗi đoạn dài chừng 3-4cm xuống đáy ao. Nếu trồng đúng kỹ thuật, môi trường nước sạch, chỉ sau 1 tháng, rau sẽ phát triển, bò lan khắp mặt nước và thu hoạch.

Tuy nhiên, nếu nguồn nước bị nhiễm phèn, mặn hoặc không lưu thông để loại bỏ các chất gây ô nhiễm, rau nhút sẽ tăng trưởng rất kém.

Cay rau dai toan than deo phao trang, ngay nao cung bo tui 1 trieu-Hinh-2

Thu hoạch rau nhút.

Để xử lý tình huống này, lão nông Hai chia sẻ, nếu nước bị nhiễm mặn, người trồng có thể sử dụng phân PK.

"Nếu trời mưa thì dùng đạm (ure) để bổ sung chất dinh dưỡng. Gặp mưa lớn không cần bón phân vì nước mưa rất tốt cho rau nhút", ông Hai thổ lộ.

Cũng theo ông Hai, để cây rau nhút có không gian phát triển, nông dân phải thường xuyên tỉa gốc và di chuyển gốc rau. Mỗi gốc rau nhút cách nhau 1m để khi những đọt non lớn lên sẽ đan xen với nhau, dễ thu hoạch hơn.

Sau mỗi đợt hái rau nhút, cần tiến hành phun phân bón lá nhằm giúp cây lấy lại sức. Ngoài ra, bón phân sẽ cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây mau ra đọt non.

Theo ông Hai, trồng rau nhút chi phí rất thấp, chủ yếu là công thu hoạch. Hiện ông chỉ bán rau rút theo đơn đặt hàng. "Tôi chỉ cắt đủ số lượng yêu cầu vì rau nhút không để lâu quá 1 ngày. Nếu để lâu hơn thế, lá rau sẽ héo và ngả vàng, chất lượng kém đi sẽ rất khó bán", ông Hai chia sẻ.

Vì vậy, rau nhút ông Hai trồng được nhiều người biết đến bởi lúc nào cũng tươi, ngon. Thương lái ở chợ đầu mối Long Thành (Đồng Nai) tranh nhau đến tận ao thu mua.

"Mỗi ngày, tôi chỉ mất khoảng 1 giờ để cắt rau bán. Thu nhập cao gấp 5, 6 lần trồng lúa", ông Hai thổ lộ.

Cay rau dai toan than deo phao trang, ngay nao cung bo tui 1 trieu-Hinh-3

Sơ chế rau nhút trước khi đưa ra chợ.

Xã Phước Thiền được thiên nhiên ưu ái về mặt thổ nhưỡng nên đất ít bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn. Nhờ đó, cây rau nhút có điều kiện phát triển tốt. Ngoài ông Hai, ở địa phương còn có nhiều nông dân đang phát triển mô hình trồng rau nhút bởi thu nhập cao.

Theo Hội Nông dân huyện Nhơn Trạch, hiện mô hình trồng rau nhút không chỉ phổ biến trên địa bàn xã Phước Thiền, mà tại một số xã khác, như: Long Tân, Phú Hội… cũng đang phát triển mô hình trồng rau nhút, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. 

Theo Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)