Rau dớn là một loại rau mọc dại và ít có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, rau dớn là một vị thuốc quý trong Đông Y, có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Loại rau này được sử dụng trong đông y để chữa giảm đau cơ xương khớp, đau xương vì nó có một số chất có thể ức chế vi khuẩn, giải độc và khử trùng, giảm đau.Khi thu hái, người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm cũng có thể dùng ăn sống. Còn thân thì được phơi khô sắc lấy nước uống để giảm đau. Ngoài ra, loại cây này được xem là cây thuốc quý được dùng để chữa thận hư, tiêu chảy, bong gân, tụ máu sai khớp, phong thấp, cầm máu...Rau sam có vị chua hơi đắng, tính mát, chứa nhiều glycosit, saponin, chất nhầy, axít hữu cơ, muối kali và nhiều vitamin như A, B1, B2, C, PP. Rau được xem là vị thuốc giải độc, ngăn ngừa chảy máu, giúp cầm máu nhanh, có thể làm giảm lượng đường trong máu, duy trì lượng đường trong máu liên tục.Rau sam có vai trò rất lớn trong việc giải nhiệt, làm mát cơ thể, đường ruột, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Rau sam tốt nhất nên luộc, nấu canh hoặc làm salat, xào lên để ăn.Rau càng cua mọc nhiều ở đất ruộng ẩm ướt. Hoạt chất chiết từ rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn, kháng nấm rộng. Rau càng cua còn làm thuốc chữa đau bụng, áp xe, mụn, bỏng nước, gout, thấp khớp... Một số nước trên thế giới còn dùng toàn bộ cây càng cua để chữa ho, sốt cao, làm lành vết thương, hạ cholesterol... Mỗi ngày bạn nên dùng 100 đến 200g rau tươi hoặc lấy nước chiết cô đặc chia nhiều lần uống trong ngày.Rau đắng đất hay còn gọi là rau đắng lá vòng, mọc hoang trên các vùng đất khô cạnh bãi sông, ven biển, nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, giúp nhuận gan, thông tiểu, trị kinh phong. Ngoài ra, rau được dùng để chữa các bệnh như viêm gan vàng da, nổi mề đay, sốt. Bạn nên hái lúc cây chưa ra hoa, rửa sạch, ăn sống hoặc làm rau ăn kèm với món cháo cá lóc. Mỗi ngày dùng 50-100 g nấu canh hoặc sắc lấy nước uống.Rau dền dại có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Trong lá rau chứa hàm lượng vitamin A, B, C, PP, nhiều protid đặc biệt là lysin với hàm lượng cao hơn bắp, lúa mì và đậu tương.Mỗi ngày dùng 200 đến 500g rau dền luộc ăn và uống cả nước giúp thông tiểu, nhuận trường, chữa táo bón, kiết lỵ, dị ứng, mẩn ngứa, côn trùng đốt. Sử dụng hoa và hạt rau dền có tác dụng chữa phong nhiệt, mắt mờ.Rau má cũng là loại rau mọc dại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo các sách thuốc cổ, rau má có vị đắng, tính hàn, vào được ba kinh Can, Tỳ và Thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc.Rau thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả về mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, khái huyết, thổ huyết, đau mắt đỏ, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, tổn thương do sang chấn, bỏng...Ảnh: Internet.Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Rau dớn là một loại rau mọc dại và ít có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, rau dớn là một vị thuốc quý trong Đông Y, có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Loại rau này được sử dụng trong đông y để chữa giảm đau cơ xương khớp, đau xương vì nó có một số chất có thể ức chế vi khuẩn, giải độc và khử trùng, giảm đau.
Khi thu hái, người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm cũng có thể dùng ăn sống. Còn thân thì được phơi khô sắc lấy nước uống để giảm đau. Ngoài ra, loại cây này được xem là cây thuốc quý được dùng để chữa thận hư, tiêu chảy, bong gân, tụ máu sai khớp, phong thấp, cầm máu...
Rau sam có vị chua hơi đắng, tính mát, chứa nhiều glycosit, saponin, chất nhầy, axít hữu cơ, muối kali và nhiều vitamin như A, B1, B2, C, PP. Rau được xem là vị thuốc giải độc, ngăn ngừa chảy máu, giúp cầm máu nhanh, có thể làm giảm lượng đường trong máu, duy trì lượng đường trong máu liên tục.
Rau sam có vai trò rất lớn trong việc giải nhiệt, làm mát cơ thể, đường ruột, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Rau sam tốt nhất nên luộc, nấu canh hoặc làm salat, xào lên để ăn.
Rau càng cua mọc nhiều ở đất ruộng ẩm ướt. Hoạt chất chiết từ rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn, kháng nấm rộng. Rau càng cua còn làm thuốc chữa đau bụng, áp xe, mụn, bỏng nước, gout, thấp khớp...
Một số nước trên thế giới còn dùng toàn bộ cây càng cua để chữa ho, sốt cao, làm lành vết thương, hạ cholesterol... Mỗi ngày bạn nên dùng 100 đến 200g rau tươi hoặc lấy nước chiết cô đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
Rau đắng đất hay còn gọi là rau đắng lá vòng, mọc hoang trên các vùng đất khô cạnh bãi sông, ven biển, nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, giúp nhuận gan, thông tiểu, trị kinh phong. Ngoài ra, rau được dùng để chữa các bệnh như viêm gan vàng da, nổi mề đay, sốt. Bạn nên hái lúc cây chưa ra hoa, rửa sạch, ăn sống hoặc làm rau ăn kèm với món cháo cá lóc. Mỗi ngày dùng 50-100 g nấu canh hoặc sắc lấy nước uống.
Rau dền dại có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Trong lá rau chứa hàm lượng vitamin A, B, C, PP, nhiều protid đặc biệt là lysin với hàm lượng cao hơn bắp, lúa mì và đậu tương.
Mỗi ngày dùng 200 đến 500g rau dền luộc ăn và uống cả nước giúp thông tiểu, nhuận trường, chữa táo bón, kiết lỵ, dị ứng, mẩn ngứa, côn trùng đốt. Sử dụng hoa và hạt rau dền có tác dụng chữa phong nhiệt, mắt mờ.
Rau má cũng là loại rau mọc dại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo các sách thuốc cổ, rau má có vị đắng, tính hàn, vào được ba kinh Can, Tỳ và Thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc.
Rau thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả về mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, khái huyết, thổ huyết, đau mắt đỏ, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, tổn thương do sang chấn, bỏng...Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.